Danh mục

SKKN: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 357.90 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong chương trình giáo dục tiểu học Tập đọc cũng là phân môn chiếm vị trí quan trọng. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Chính vì thế học sinh tiểu học không chỉ đọc đúng, đọc hiểu mà điều tất yếu quan trọng là phải đọc diễn cảm. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong môn Tập đọcSáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌCSINH LỚP 4 TRONG MÔN TẬP ĐỌC Trang 2/10Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỞ ĐẦUI. Bối cảnh đề tài Nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 là tiếp tục “ Đổi mới công tác quảnlí và nâng cao chất lượng giáo dục” đây được xem là điểm mới của ngànhđể tạo sự chuyển biến tích cực trong việc dạy và học của thầy và trò trongthời kỳ đổi mới. Từ việc đổi mới của ngành đòi hỏi bản thân của từng giáo viên phải không ngừng đổi mới trong công tác giảng dạy. Nghiên cứu, tìm tòi phương pháp mới áp dụng trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Trong chương trình giáo dục tiểu học Tập đọc cũng là phân môn chiếm vị trí quan trọng. Nó có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Chính vì thế học sinh tiểu học không chỉ đọc đúng, đọc hiểu mà điều tất yếu quan trọng là phải đọc diễn cảm.II. Lí do chọn đề tài Phân môn tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố năng cao kĩ năng đọc thầm đã được hình thành ở lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu biết đọc diễn cảm. Tuy nhiên hiện tại học sinh lớp 4 đọc chưa như mong muốn. Các em chưa nắm chắc công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc. Bên cạnh một số ít học sinh yếu đọc bài chưa trôi chảy còn lại đa số các em chỉ đọc bình thường đơn điệu không diễn cảm và còn sai một số âm chuẩn. Các em cho rằng chỉ hiểu và đọc trôi chảy là được . Giáo viên còn lúng túng khi dạy Tập đọc là phải hướng dẫn như thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc bài hay và diễn cảm. Để góp phần khắc phục trình trạng trên, giúp học sinh học tiết Tập đọc đúng mục tiêu, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu năm 2010 - 2011. Trang 3/10Sáng kiến kinh nghiệmIII. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Giáo viên và học sinh lớp 42. - Tuy nhiên áp dụng còn tùy thuộc vào khả năng của từng giáo viên, từng lớp học.IV. Mục đích nghiên cứu - Góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy Tập đọc. Rèn kĩ năng đọc cho các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn. - Thông qua đề tài được sự đóng góp của lãnh đạo, bản thân được giao lưu học hỏi tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích và thiết thực trong công tác.V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm”. - Yêu cầu đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 là gì? Hướng dẫn tổ chức thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh? Tôi xin trình bày việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài Tập đọc, các văn bản nghệ thuật. PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lí luận Trên cơ sở giúp phát huy tính tích cực và tiếp thu kiến thức có mục đích của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên có hiệu quả. - Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng kiến thức có trong bài học, tham khảo sách hướng dẫn và tài liệu bồi dưỡng. - Hoạt động dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. - Kĩ năng đọc là một kĩ năng khá phức tạp đòi hỏi phải có một quá trình luyện tập lâu dài. Trang 4/10Sáng kiến kinh nghiệmII. Thực trạng của vấn đề a. Thuận lợi: - Chương trình SGK Tiếng việt 4 có nội dung phong phú hấp dẫn. Mỗi bài có thể là một tác phẩm hay đoạn trích. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi giúp học sinh hiểu giá trị nghệ thuật. Còn có yêu cầu học thuộc lòng thuận lợi cho người dạy và người học. - Bản thân yêu nghề luôn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp. Đặc biệt là được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. - Lớp có một số học sinh có giọng đọc khá truyền cảm. b. Khó khăn: - Qua giảng dạy và dự giờ một số lớp, tôi thấy học sinh thực hiện phần đọc diễn cảm chưa tốt. Đa số các em đọc đều đều chưa đúng giọng của bài, chưa biết thay đổi giọng đọc ở từng đoạn để phù hợp nội dung tâm trạng nhân vật. - Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm còn qua loa, chưa cụ thể. - Khi dạy bài Tập đọc, tôi chọn 10 học sinh thi đọc diễn cảm kết qua như sau: Giỏi: 1 – 10% Khá: 2 – 20% Trung bình: 7 – 70%Với kết quả trên tôi nhận thấy cần đặc biệt chú trọng trong việc hướngdẫn đọc diễn cảm nhằm nâng cao kĩ năng đọc.III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề  Chuẩn bị cho việc đọc: - Giáo viên cần lưu ý tư thế ngồi đọc của học sinh là ngay ngắn. Khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 – 35cm. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: