Danh mục

SKKN: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp bốn

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.69 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp bốn”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp bốn PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN PHÚ Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP BÔN Người thực hiện: ĐẶNG THỊ SÓNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục:  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2010 - 2011 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌCI. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Đặng Thị Sóng 2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 12 tháng 10 năm 1978 3. Nam, nữ: Nữ 1. Địa chỉ: Ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 2. Điện thoại: (CQ)/0613 858245; (NR)/ 0613 663468 ; ĐTDĐ/ 01684955561 3. Fax: E-mail: 4. Chức vụ: Giáo viên 5. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Du, Tân Phú, Đồng Nai.II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Tiểu học. - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học.III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy lớp 5 Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:Một vài biện pháp khai thác kiến thức từ kênh hình trong phân môn Địa lí lớp 5.I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi nhắc đến Tập làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học. Thực tế ở trường Tiểu học Nguyễn Du vẫn còn không ít giáo viên và họcsinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạnvăn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ dạy tập làm văn viết đoạn vănmiêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các emhoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoavà sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của họcsinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đaphần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vậttheo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinhlớp Bốn, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn cònnhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ởviệc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu vănhết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biếtphải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào, … Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện: “Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn”II- TỒ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Miêu tả là lấy nét vẽ hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật,giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mangtính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh củasự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảmxúc thẩm mỹ của người viết. Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh các lớp bốn, năm, việc hình thành vàphát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ởtất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làmvăn ở tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạođiều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn họckhác. Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn tập làm văn đã thểhiện những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đượchọc ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn họckhác. Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn ở lớp bốn là: Cung cấp, hướng dẫncho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùngphép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễnđạt, cách trình bày. (Theo chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt- QĐ số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để khắc phục tình trạng trên và tổ chức tiết dạy-học tập làm văn miêu tả cóchất lượng hơn, phù hợp với học sinh đang dạy. Phương pháp và biện pháp rèn kĩnăng làm văn miêu tả là giúp cho các em: 2.1- Biết lập dàn ý cho bài văn cụ thể: Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiềuem không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, đểlàm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: