Danh mục

SKKN: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 345.41 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận” đề cập đến khả năng kết hợp rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nói chung theo quan điểm tích hợp với việc dạy các văn bản nghị luận, chính luận. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh qua việc dạy kiểu bài đọc – hiểu văn bản nghị luận, chính luận BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH QUA VIỆC DẠY KIỂU BÀI ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, CHÍNH LUẬN Người thực hiện: NGUYỄN VĂN CÔNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vậtkhác Năm học: 2011 - 2012 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌCI. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Văn Công 2. Ngày tháng năm sinh: 17 – 04 – 1969 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Ngô Sĩ Liên 5. Điện thoại: 0613866499 (CQ)/ 0613922048 (NR); ĐTDĐ: 0908875675 6. Fax: E-mail: haicong1969@yahoo.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Sĩ LiênII. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ Văn học - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt NamIII. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Ngữ văn Số năm có kinh nghiệm: 17 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu các bài Đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THPT Vận dụng lí thuyết thể loại vào việc giảng dạy một số tác phẩm tự sự trong chương trình môn Ngữ văn THPT Đề tài:RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH QUA VIỆC DẠY KIỂU BÀI ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN, CHÍNH LUẬNI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay gồm ba phân môn là Tiếng Việt,Đọc văn và Làm văn, mỗi phân môn đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Trongđó Làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân mônTiếng Việt với phân môn Đọc văn. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩmnhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, làcơ hội để học sinh bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũngnhư các phẩm chất và năng lực của mình. Ở chương trình lớp 11, 12, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài vănnghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Khác với chương trìnhnhững năm trước đây, nghị luận xã hội chiếm một vị trí quan trọng trong chươngtrình hiện nay, là phần kiểm tra bắt buộc trong các kì thi kiểm tra năng lực học sinhtừ thi tốt nghiệp đến thi ĐH, CĐ. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luậnxã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập vănbản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội,giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trongđời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tưtưởng, đạo đức của mình. Vì nhiều lí do, hiện nay, việc giảng dạy cho học sinh làm kiểu bài nghị luậnxã hội ở trường THPT Ngô Sĩ Liên còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là khó khăn chung do thời lượng chương trình, số tiết thực hànhcho kiểu bài này còn ít. Một khó khăn nữa là do năng lực của học sinh còn hạnchế. Thực tế cho thấy, trình độ, khả năng viết văn nghị luận, trong đó có nghị luậnxã hội của học sinh còn nhiều bất cập. Việc lập ý, dựng đoạn, tạo bố cục cho bàivăn và cách tư duy để triển khai một cách mạch lạc những ý tưởng và hiểu biết củamình đang là khó khăn của hầu hết học sinh. Phần nhiều HS (nhất là với đối tượngHS yếu) còn chưa có ý thức vận dụng những kiến thức đã học ở phân môn TiếngViệt và Đọc văn vào bài làm văn. Mặt khác, khi làm văn nghị luận, HS thườnglúng túng trong việc lựa chọn và sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cáchchặt chẽ, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Ngoài ra, còn phải kể đến những khó khăn vềphía giáo viên, có không ít giáo viên còn tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinhlàm kiểu bài này. Đặc biệt, giáo viên chưa vận dụng tốt quan điểm tích hợp trongviệc liên kết các phân môn Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn trong quá trình giảngdạy. Việc tìm tòi các hướng đi giúp giáo viên giải quyết vấn đề này là một trăn trởcủa chúng tôi trong nhiều năm nay. Một điều dễ nhận thấy là sách giáo khoa Ngữ văn phổ thông hiện nay rấtchú trọng vào chức năng ứng dụng của văn bản. Nếu như trước đây, người ta chú ýnhiều đến các văn bản tác phẩm thuộc các thể loại như thơ trữ tình, tự sự, kịch, thìhiện nay chương trình còn đặc biệt quan tâm đến các văn bản nghị luận, chínhluận. Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: