Danh mục

SKKN: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 239.54 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm góp phần giúp các em hình thành thói quen tư duy logic, ghi nhớ kiến thức bài học một cách nhanh nhất, có hệ thống, đầy đủ nhất, nhằm nâng cao hiệu quả của bài học GDCD. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH TRỰC QUAN ĐƠN GIẢN TRONGGIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI GDCD LỚP 12 A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy đều có một ýnghĩa riêng, mang một sắc thái riêng của nó, song môn giáo dục công dân(GDCD)là môn học góp phần rất lớn trong việc đào tạo các thế hệ học sinh thành những conngười có phẩm chất tốt đẹp, có lập trường chính trị vững vàng, có thói quen sống vàlàm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có ý thức trách nhiệm cao đối với Tổ Quốc,đối với nhân dân, đối với gia đình và chính bản thân mình. Nhưng trên thực tế hiện nay, trở ngại lớn nhất đối với việc dạy môn GDCD ởtrường THPT Nguyễn Sinh Cung nói riêng và trường THPT nói chung là phần lớnhọc sinh đều cho rằng môn GDCD là “môn phụ”, không cần thiết phải học. Đặc biệtlà học sinh khối 12, các em hầu như đặt hết thời gian và sự quan tâm của mình đốivới các môn thi tốt nghiệp, đại học do vậy, một số em đã bàng quan với môn học,lười học bài, nếu học thì cũng chỉ mang tính chất đối phó, làm cho chất lượng vàhiệu quả dạy học môn GDCD chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, cũngcần khẳng định rằng: Không phải các em học sinh 12 đều “ quay lưng” lại với mônhọc này mà như các em nói: “ Em thích giờ học GDCD nhưng không thích việc họcbài cũ ở nhà” hoặc là: “ Bài học GDCD dễ hiểu nhưng dài nên nhác học”… Trước tình hình đó, trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, ngoài việc lôikéo các em vào mỗi tiết học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các emtrong quá trình khám phá tri thức tôi luôn cố gắng động viên, khuyến khích và tìmgiải pháp để kích thích tính tích cực của học sinh trong việc học bài, ghi nhớ bài cũ.Nhằm giúp các em có thể ghi nhớ bài một cách nhanh nhất, có hiệu quả nhất; Đồngthời hình thành cho các em thói quen tư duy logic, tránh học “vẹt”, học “ thuội”,qua đó, các em có thể tái hiện, vận dụng kiến thức một cách có hệ thống, đầy đủ,chính xác, tạo cho các em có cảm giác hứng thú hơn đối với việc học môn GDCD.Đó là lý do tôi chọn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Sử dụng hình ảnh trựcquan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12”.II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích: Nhằm góp phần giúp các em hình thành thói quen tư duy logic, ghi nhớ kiến thức bài học một cách nhanh nhất, có hệ thống, đầy đủ nhất, nhằm nâng cao hiệu quả của bài học GDCD. 2. Phạm vi nghiên cứu đề tài: Chỉ giới hạn trong một số bài GDCD 12 vì bản thân đang giảng dạy khối 12 và đã thử nghiệm thành công khi áp dụng phương pháp này B/ NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Hình ảnh trực quan đơn giản là những hình ảnh có thể trình bày ngay, trìnhbày nhanh trong quá trình giảng dạy. Hình ảnh trực quan đơn giản có thể được vẽnhanh trên bảng bằng phấn màu hoặc phấn trắng, hoặc có thể vẽ trước trên giấy khổlớn và được sử dụng khi giảng bài. Hình ảnh trực quan đơn giản có liên quan đến việc làm rõ bản chất của phápluật, mối quan hệ giữa pháp luật với các yếu tố khác, hoặc để làm rõ nội dung củamột số quyền được pháp luật quy định. Đó có thể là một sơ đồ hoặc một bảng tómtắt đơn giản. Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản cho phép nâng cao hiệu quả bài dạy họcmà không cần phải tốn nhiều tiền để chuẩn bị đồ dùng dạy học, nhưng đòi hỏi giáoviên phải chịu khó tìm tòi để đưa ra được những hình ảnh trực quan đơn giản hiệuquả nhất. 2. Cơ sở thực tiễn: Sau hai năm đổi mới chương trình sách giáo khoa, gắn liền với đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của họcsinh, cùng với việc kết hợp các phương pháp dạy học như: Đàm thoại, nêu vấn đề,thảo luận nhóm, phương pháp tình huống,…tôi cũng đã đưa vào sử dụng một sốhình ảnh trực quan đơn giản. Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ bài, sángtỏ được bản chất pháp luật, khắc sâu được kiến thức của các quyền cơ bản, giúp họcsinh củng cố bài học, học bài, làm bài tập và vận dụng kiến thức tốt hơn. Cụ thể: - Bằng một sơ đồ đơn giản có thể cho học sinh thấy được mối quan hệ giữapháp luật và đạo đức, hoặc mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế. - Bằng một bảng tóm tắt đơn giản có thể giúp học sinh nắm được nội dungcủa một số quyền của công dân.. - Có thể sử dụng hình thức trực quan đơn giản để hướng dẫn cho học sinhlàm bài tập. ( Hướng dẫn hoàn thành nội dung bài tập theo mẫu tóm tắt có sẵn ởbảng hệ thống).VÍ DỤ:*Ví dụ 1: Bằng một sơ đồ đơn giản có thể cho học sinh thấy được mối quan hệgiữa pháp luật và đạo đức, hoặc mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế.Bài 1- PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNGTiết PPCT: 2Nội dung tiết 2:II. Bản chất của pháp luật: 1. Bản chất giai cấp của pháp luật: Không áp dụng. 2. Bản chất xã hội của phá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: