Danh mục

SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 832.84 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật khó trong môn thề dục của chương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động không có chu kì, đòi hỏi người tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác. Trong giảng dạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc tìm ra những sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém. Chính vì vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nam Hà Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Người thực hiện: NGUYỄN VIỆT HIẾU Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn: ...................  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ..........................................  Có đính kèm: Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 – 2013 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Việt Hiếu 2. Ngày tháng năm sinh: 01 / 03 / 1976 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: P.712 chung cư A5, đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 5. Điền thoại: 0613950365(CQ); 0613816717(NR); 0907723133(ĐTDĐ) 6. Fax: E-mail: viethieu1976@yahoo.com.vn 7. Chức vụ: Giáo viên. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nam HàII. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO  Học vị (chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Thể Dục Thể Thao  Năm nhận bằng: 1999  Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chấtIII. KINH NGHIỆM KHOA HỌC  Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: TDTT, GDQP - AN  Số năm có kinh nghiệm: 11 năm  Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:Tên sáng kiến kinh nghiệm: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngày nay, Đảng và Chính phủ lấy tư tưởngđó làm nền tảng cho công tác giáo dục thế hệ trẻ, trở thành con người phát triểnvề mọi mặt: có tri thức, có sức khỏe dồi dào và thể chất cường tráng để xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, phong trào tập luyện thể dục thể thao trong đó có môn điềnkinh được phát triển rộng rãi khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồngbằng đến miền núi và đặc biệt là được phát triển sâu rộng trong các trường học.Giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng trong việc trang bịkiến thức, kỹ năng cơ bản cho học sinh, củng cố và phát triển tố chất thể lựchọc sinh. Mục tiêu của Giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thểlực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển thành tích thể thao đồng thời gópphần hình thành nhân cách cho học sinh các cấp. Môn điền kinh là một môn thể thao có vị trí quan trọng trên đấu trườngquốc tế, là một trong những môn thi chính trong các kì đại hội thể thao của cácchâu lục, của thế giới, của các kì Olympic quốc tế và nó đáp ứng được các mụctiêu của giáo dục thể chất. Chính vì vậy, điền kinh nói chung và nội dung nhảycao nói riêng là một trong những nội dung học bắt buộc của môn thể dục trongtrường phổ thông. Việc nâng cao kết quả học tập là một yêu cầu tất yếu trong giáo dục phổthông. Thành tích các môn thể thao là kết quả của quá trình chuẩn bị khácnhau. Đó là: “Thể lực, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lý và ý chí”. Trong đó, yếu tốkĩ thuật đóng vai trò hơn cả và là nhân tố cơ bản không thể thiếu được trongquá trình đào tạo và giảng dạy thể dục thể thao. Hoàn thiện kĩ thuật là một vấnđề quan trọng quyết định đến thành tích thể thao. Qua kinh nghiệm thực tế vàcác công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Động tác kĩ thuật càngthuần thục, chính xác thì càng tiết kiệm, tận dụng và phát huy khả năng dùngsức của cơ thể. Nhảy cao kiểu nằm nghiêng là một kĩ thuật khó trong môn thề dục củachương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động không có chu kì, đòi hỏingười tập phải đủ về thể lực, kĩ thuật và tư duy thực hiện động tác. Trong giảngdạy, việc hướng dẫn học sinh nắm bắt kĩ thuật là quan trọng, nhưng việc tìm ranhững sai lầm thường mắc và nguyên nhân của nó, xác định vận dụng các biệnpháp và bài tập để sửa chữa những sai lầm đó cũng quan trọng không kém.Chính vì vậy, việc tìm ra các bài tập nhằm nâng cao kĩ thuật nhảy cao kiểunằm nghiêng cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết. Xuất phát từ những lí do trên, với mục tiêu góp phần nâng cao thành tíchmôn nhảy cao, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phụcnhững sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy caokiểu nằm nghiêng” ở trường THPT Nam Hà. 1. Thuận lợi: - Chi bộ, Ban Giám Hiệu trường THPT Nam Hà rất quan tâm đến hoạtđộng TDTT, phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh luônđược tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển. - Sở Giáo Dục và Đào Tạo quan tâm và cung cấp đầy đủ dụng cụ luyệntập môn nhảy cao như: nệm, cọc, xà.... - Trường có bề dày thành tích về lĩnh vực thể dục thể thao, khá nổi trội sovới các trường trong khu vực. Trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh vừa qua,trường nằm trong tốp năm đơn vị dẫn đầu. - Nhiều Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn, cókinh nghiệm về môn điền kinh. 2. Khó khăn: Trước khi vào bậc trung học phổ thông, phần lớn các em là học sinh củanhiều trường trung học cơ sở khác nhau nên kĩ năng, nhận thức của các em vớimôn học Nhảy cao cũng khác nhau, dẫn đến có sự chênh lệch rất lớn giữa cácem và sự thay đổi kĩ thuật động tác từ nhảy cao “kiểu bước qua” ở cấp II sangkĩ thuật nhảy cao “Kiểu nằm nghiêng” ở cấp III. Điều này làm cho việc giảngdạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn? Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhàtrường còn nhỏ hẹp làm ảnh hưởng đến yêu cầu học tập, tập luyện của môn thểdục nói chung và nội dung nhảy cao nói riêng nên phần đông các em tập luyệnchưa hiệu quả, chưa nắm bắt và vận dụng tốt kĩ thuật động tác nhảy cao kiểunằm nghiêng để đáp ứng yêu cầu môn học. 3. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: