Danh mục

SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học sơ sở

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.16 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản đồ tư duy là một trong những phương pháp mới được áp dụng trong quản lý và giảng dạy, mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức và năng lực về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Ứng dụng bản đồ tư duy trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học sơ sở”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Ứng dụng bản đồ tư duy trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Trung học sơ sở SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞMỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài V. Giả thiết khoa học VI. Nhiệm vụ nghiên cứu VII. Phương pháp nghiên cứu VIII. Thời gian nghiên cứu IX.Dự kiến đóng góp mới của đề tài Phần hai: NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận về quản lý 2. Cơ sở lý luận về chất lượng 3. Cơ sở lý luận về Giáo dục 4. Cơ sở lý luận về Bản đồ tư duy Chương II. THỰC TRẠNG 1. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục huyện Sa Pa 2. Thực trạng về giáo dục ở các trường Trung học cơ sở 3. Thực trạng về chất lượng dạy và học ở các trường Trung học cơsở 4. Kết quả điều tra CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ Phần ba: KẾT LUẬN I. Ý nghĩa đối với công việc thực hiện II. Nhận định chung III. Khuyến nghị Phần 1: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển củamột dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội,đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tếxã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đếncông tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triểnđất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhânlực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoáhiện đại hóa. Nghị quyết Đại hội X cũng nhấn mạnh “Giáo dục và đào tạo cùngvới khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúcđẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấpbách về việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nguồn nhân lực con người cầntạo chuyển biến cơ bản toàn diện về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nâng caochất lượng dạy và học. Những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc,đã thu dần khoảng cách với các nước trong khu vực. Tuy nhiên giáo dục và đàotạo của chúng ta vẫn còn bộc lộ một số hạn chế bất cập. Chất lượng dạy và họcchênh lệch giữa các vùng miền; việc thi cử chưa khách quan, nội dung phươngpháp còn lạc hậu đang là những vấn đề đòi hỏi cần được khắc phục nhanhchóng mới có thể đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn mới. Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Trung học cơ sở là bậc học hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc chogiáo dục phổ thông, cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy việcnâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo dục Trung học cơ sở huyện Sa Pa hiện nay đã đạt được một sốthành tựu bước đầu về chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động dạyhọc nói riêng, tuy vậy kết quả học tập ở các trường vùng dân tộc thiểu số vẫncòn nhiều hạn chế, tỷ lệ học sinh có học lực yếu còn cao. Với những lí do trêncó thể khẳng định việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà truờng nóichung và trường Trung học cơ sở nói riêng là vấn đề trọng tâm của hoạt độnggiáo dục trong các nhà trường, do đó chúng tôi chọn nghiên cứu về đề tài “Ứngdụng bản đồ tư duy trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trườngTrung học sơ sở”. Bản đồ tư duy là một trong những phương pháp mới được ápdụng trong quản lý và giảng dạy, mục tiêu góp phần nâng cao nhận thức vànăng lực về công tác quản lý, tổ chức các hoạt động và giảng dạy đáp ứng yêucầu đổi mới của ngành giáo dục. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý của Phòng Giáo dụcvà Đào tạo huyện đối với hoạt động giáo dục ở các trường Trung học cơ sở, đềxuất một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong quản lý nhằm nâng caochất lượng giáo dục ở các trường Trung học cơ sở tại huyện Sa Pa. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động giáodục ở các trường Trung học cơ sở. 2. Đối tượng nghiên cứu Ứng dụng Bản đồ tư duy trong công tác quản lý nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục ở trường Trung học cơ sở. IV. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc ứng dụng Bản đồ tư d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: