Danh mục

SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng hóa học THPT

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.62 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng hóa học THPT” giới thiệu tới học sinh, đồng nghiệp một công cụ học tập mới mang tính đột phá. Học sinh được tự do khám phá, thể hiện bản thân, từ đó yêu thích học tập. Học sinh còn vận dụng sơ đồ tư duy vào mọi mặt của cuộc sống
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng hóa học THPTPHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông Từ thực tế của ngành GD, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự pháttriển đất nước, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huytính tích cực chủ động của HS, coi HS là chủ thể của quá trình dạy học. Đây lànguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắcnày đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là mộttrong những phương hướng cải cách GD phổ thông Việt Nam. Ta hãy xét những quanđiểm, những tiếp cận mới hiện đang được thử nghiệm và áp dụng ở nước ta dùng làmcơ sở cho việc đổi mới PPDH hoá học:1.1. Dạy học hướng vào người học Đây là quan điểm được đánh giá là tích cực vì việc dạy học chú trọng đếnngười học để tìm ra PPDH có hiệu quả. Có thể nhấn mạnh những điểm quan trọng củaviệc dạy học hướng vào người học như sau:-Về mục tiêu dạy học: Chuẩn bị cho HS thích nghi với đời sống XH. Tôn trọng nhucầu, hứng thú, khả năng và lợi ích của HS.-Về nội dung: Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức,năng lực giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực choHS hoà nhập với XH.-Về phương pháp: Coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự khám phá vàgiải quyết vấn đề, phát huy sự tìm tòi tư duy độc lập sáng tạo của HS thông qua hoạtđộng học tập. HS chủ động tham gia các họat động học tập. GV là người tổ chức, điềukhiển động viên, huy động tối đa vốn hiểu biết, kinh nghiệm, trí tưởng tượng của từngHS trong việc tiếp thu kiến thức và xây dựng bài học.-Về hình thức tổ chức: Không khí lớp học thân mật tự chủ, bố trí lớp học linh hoạtphù hợp với hoạt động học tập và đặc điểm của từng tiết học. Giáo án bài dạy cấu trúclinh hoạt và có sự phân hoá, tạo điều kiện cho sự phát triển năng khiếu của từng cánhân.-Về kiểm tra đánh giá: GV đánh giá khách quan, HS tham gia vào quá trình nhận xétđánh giá kết quả học tập của mình (tự đánh giá), đánh giá nhận xét lẫn nhau. Nội dungkiểm tra chú ý đến các mức độ: tái hiện, vận dụng, suy luận, sáng tạo.-Kết quả đạt được: Tri thức thu được vững chắc bằng con đường tự tìm tòi, HS đượcphát triển cao hơn về nhận thức, tình cảm, hành vi,tự tin trong cuộc sống. Như vậy việc dạy học hướng vào người học đặt vị trí người học vừa là chủ thểvừa là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học, phát huy tối đa tiềm năng của từngngười học. Do đó vai trò tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của được phát huy.Người GV đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, động viên các hoạt động độc lậpcủa HS và đánh thức các tiềm năng của mỗi HS. 41.2. Dạy học theo hướng “Hoạt động hoá người học”1.2.1. Bản chất của việc đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hoá người học Định hướng hoạt động hoá người học chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề:- Dạy học thông qua hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo của người học.- Hình thành công nghệ kiểm tra, đánh giá.- Sử dụng phương tiện kĩ thuật trong dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo định hướng đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất:- Học sinh phải được hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể hoạt động, đặc biệt làhoạt động tư duy.- Các PPDH phải thể hiện được PP nhận thức khoa học bộ môn và tận dụng khai thácđặc thù của bộ môn để tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của HStrong giờ học.- Chú trọng dạy HS phương pháp tự học, PP tự nghiên cứu trong quá trình học tập.1.2.2. Học tập và sáng tạo. Vai trò mới của người giáo viên Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hoá người học là sự học tập tựgiác và sáng tạo của HS. Để HS học tập tích cực tự giác cần làm cho HS biết biến nhucầu của XH thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để có tư duy sáng tạo thì phảitập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập. Muốn vậy ngay trong bài học đầu tiêncủa môn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá. Ngược lạinhờ cách học nghiên cứu khám phá và cách học sáng tạo đó mà HS nắm vững kiếnthức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt rồi tiếp tục sáng tạo ra cái mới. Cáchtốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS làđặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnhkiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Vì vậy cầnphải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH. Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, còn người GV cầnchú ý đến dạy cách học thông qua quá trình dạy học. Trong khi khẳng định vai trò củangười GV không hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trò này đã thay đổi:người GV không phải là nguồn phát thông tin duy nhất, không chỉ lo truyền thụ kiếnthức, không phải là người làm mọi việc cụ thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: