Danh mục

SKKN: Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.03 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động dạy và học thơ chữ Hán đạt hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn ở trường THPT. Thông qua hoạt động giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần trang bị cho học sinh một số kỹ năng cần thiết để học sinh cảm thụ tốt một bài thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀI KINH NGHIỆM ĐỌC – HIỂU MỘT SỐ TÁC PHẨM THƠ CHỮ HÁN CỦAVĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONGCHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNGI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX còn gọi là văn họctrung đại - tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến. Hai thành phần chủyếu của văn học trung đại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Trongvăn học chữ Hán, dù là thơ hay văn xuôi, trữ tình hay tự sự, chính luận ,ởloại hình nào cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn. Một trong nhữngthành tựu nghệ thuật đặc sắc là thơ chữ Hán. Trong trường phổ thông, thơchữ Hán của văn học trung đại Việt Nam được giảng dạy từ bậc trung học cơsở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT). Nó đã góp phần hình thànhnhững phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ, giáo dục cho học sinh lòng yêunước, yêu quê hương thiết tha, lòng nhân ái, nhạy cảm trước cái đẹp, biếtvượt qua khó khăn, thử thách để vươn tới lý tưởng cao đẹp. Thơ chữ Hán là một trong những thành tựu rực rỡ của văn học trungđại Việt Nam. Thơ chữ Hán không chỉ đa dạng về đề tài, phong phú về sốlượng tác phẩm, mà còn đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện, hình tượngthơ hàm súc, ngôn ngữ thơ tinh tế, sáng tạo. Thơ chữ Hán của văn học trungđại Việt Nam thể hiện hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo, phát triểntheo quy luật vừa tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài, chủyếu là văn học Trung Quốc. Thành tựu của thơ chữ Hán có sự đóng góp củanhững tài năng lớn như: Phạm Ngũ Lão, Pháp Thuận, Nguyễn Trung Ngạn,thiền Sư Mãn Giác, Nguyễn Du….Thơ chữ Hán có một giá trị nhân bản rấtcao, chứa đựng những nỗi niềm mà các nhà thơ gửi gắm. Đó là những tiếnglòng của các nhà thơ nên có sức truyền cảm mạnh mẽ, lắng sâu trong lòngngười, tồn tại mãi với thời gian, còn tỏa sáng đến muôn đời sau. Trong trường phổ thông, các tác phẩm thơ chữ Hán giúp cho học sinhhiểu biết thêm về lịch sử – xã hội Việt Nam thời kỳ trung đại, tinh thần yêunước, lòng tự hào dân tộc, lòng yêu thương con người bao la, những triết lýnhân sinh sâu sắc…Học sinh còn được cung cấp thêm những hiểu biết về cáihay, cái đẹp của ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, độ súc tích theo hướng “quý hồ tinh bất quý hồ đa” trong nghệ thuật của văn học trung đại. Một bàithơ chữ Hán hay gợi mở cho học sinh những tư duy bay bổng, những tìnhcảm lắng đọng, những rung động thấm đẫm tình người, cái đẹp hài hòa vềnội dung về hình thức của thơ chữ Hán cuốn hút, hấp dẫn học sinh. Nó bồidưỡng cho học sinh năng lực thẩm mỹ, nhạy cảm với cái đẹp, hướng các emtới những điều đẹp đẽ tốt lành. Như vậy, người giáo viên ở trường THPT cầnrèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc-hiểu tác phẩm thơ chữ Hán thời kỳ vănhọc trung đại. Hoạt động dạy và học thơ chữ Hán đạt hiệu quả sẽ góp phầnnâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT. Thông qua hoạt độnggiảng dạy, kiểm tra, đánh giá, người giáo viên cần trang bị cho học sinh mộtsố kỹ năng cần thiết để học sinh cảm thụ tốt một bài thơ chữ Hán của vănhọc trung đại Việt Nam. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp, dạy học, phát huy năng lực tư duysáng tạo của học sinh, tôi biên soạn đề tài “Vài kinh nghiệm đọc – hiểu mộtsố tác phẩm thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam trong chươngtrình lớp 10 trung học phổ thông”, góp một ý kiến nhằm nâng cao năng lựcđọc – hiểu thơ chữ Hán cho học sinh. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp,xây dựng của các đồng nghiệp.II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦAĐỀ TÀI:1. Thuận lợi: - Vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn luôn được sựquan tâm rộng rãi của các ban ngành, nhà trường, giáo viên và cha mẹ họcsinh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã tổ chức các hội nghị chuyênđề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở trường trung họcphổ thông, tổ chức hội giảng cấp tỉnh trong nhiều năm, tuyên dương nhữnggiáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Ban Giám hiệu nhà trường,tổ chuyên môn có nhiều đổi mới trong tổ chức các buổi họp tổ chuyên môn,không nặng về thủ tục hành chính. - Đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn nhiệt tình, có nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy, tâm huyết với nghề, luôn đổi mới trong phươngpháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn. Giáoviên trong tổ nhiệt tình tham gia các đợt thao giảng dự giờ, học hỏi kinhnghiệm giảng dạy. Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏicấp tỉnh. - Nhà trường được cung cấp nhiều trang thiết bị: máy chiếu, tranh ảnh,đồ dùng dạy học….tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Ngữ văn. Nhiềugiáo viên trong tổ chuyên môn tự làm đồ dùng dạy học, tìm tòi tư liệu phụcvụ cho việc giảng dạy môn Ngữ văn. - Chương trình phân ban đòi hỏi thầy và trò phải sáng tạo trong giảngdạy và học tập, phải phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Giáo viênphải đổi mới cách soạn giáo án, thiết kế bài dạy, tổ chức các khâu lên lớp vàchuẩn bị ở nhà. Nhờ vậy, chất lượng giảng dạy các bộ môn, trong đó có mônNgữ văn ngày càng cao. Tỉ lệ học sinh khá giỏi ngày càng tăng so với nămhọc trước. - Học sinh học chương trình phân ban muốn đạt danh hiệu học sinhtiên tiến, học sinh giỏi phải cố gắng học tập môn Ngữ văn.2. Khó khăn: - Trình độ học sinh trong nhà trường nhìn chung tương đối đồngđều. Học sinh được tuyển vào lớp 10 trong các năm học đều là các họcsinh có học lực khá, giỏi. Học sinh có tinh thần ham học hỏi, thông minh,sáng tạo. Nhưng trong mỗi lớp học, học lực của học sinh chưa đồng đều.Nhiều học sinh ý thức phấn đấu chưa cao, bằng lòng với học lực trungbình. Một số học sinh học tập còn lơ là, ham chơi, chưa tập trung nghegiảng, thụ động. Nhiều học sinh dành thời gian cho các môn học khoa họctự nhiên, ôn thi vào đại học, môn Ngữ văn chỉ mong đạt điểm trung bình. - Chương trình học c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: