Danh mục

SKKN: Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 332.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1ª” nhằm giúp học sinh khiếm thính hình thành và phát triển một số kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp để các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho học sinh khiếm thính lớp 1A SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁPPHẢN HỒI NGƯỜI MẸ TRONGGIỜ HỌC VẦN CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1AI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một trong những mục đích học tập của trẻ khiếm thính khi đến trườnglà học tiếng Việt. Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh khiếm thính dần hìnhthành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vốn rất hạn chế trước khi trẻ tớitrường. Khi mới vào lớp 1 trẻ khiếm thính rất hạn chế về vốn từ; thiếu kỹnăng dùng ngôn ngữ do ít được lặp đi lặp lại, do giới hạn của trí nhớ, trẻkhông được can thiệp sớm, thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ. Vì thế trẻ phảiđồng thời ghi nhớ từ nói, từ viết, ý nghĩa của từ cũng như cách dùng từ, câunên thời gian học tiếng Việt của trẻ khiếm thính chậm hơn và khó khăn hơnso với trẻ bình thường. Học vần là một phân môn rất quan trọng trong chương trình học củalớp 1. Muốn đọc được chữ đòi hỏi các em phải biết nhận diện vần, biếtcách ráp vần, dấu thanh để tạo tiếng, từ. Hạn chế về thính lực đã gây chotrẻ khiếm thính rất nhều khó khăn trong việc nhận diện âm thanh, lời nói,cách phát âm vần, tiếng, từ, câu. Hiện nay, tại Trung tâm Nuôi Dạy TrẻKhuyết tật Đồng Nai thực hiện chương trình lớp 1 trong 2 năm; năm họcthứ nhất các em sẽ được học phần vần gồm có 3 dạng cơ bản: làm quen vớiâm và chữ, dạy - học âm vần mới, ôn tập âm và vần; nửa học kì 1 của nămhọc thứ hai các em sẽ học phần vần tiếp theo của sách tập 2. Phương pháp phản hồi người mẹ được giáo viên sử dụng phổ biến ởcác trường dạy trẻ khiếm thính nhưng chủ yếu trong giờ học hội thoại, chưađược sử dụng nhiều trong quá trình dạy các môn học khác. Vận dụngphương pháp phản hồi người mẹ trong dạy học giúp trẻ nhận thức được giátrị của công cụ ngôn ngữ; tăng cường nhu cầu giao tiếp của trẻ; phát triểnkỹ năng chú ý lắng nghe lẫn nhau, nói theo kinh nghiệm, hiểu được điềuvừa nói. Thực tế dạy học cho thấy, các kỹ năng đó không những giúp trẻkhiếm thính khắc phục những hạn chế trong giao tiếp mà còn giúp các emlĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn“Vận dụng phương pháp phản hồi người mẹ trong giờ học vần cho họcsinh khiếm thính lớp 1A” nhằm giúp học sinh khiếm thính hình thành vàphát triển một số kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp để các em học tốt mônTiếng Việt cũng như các môn học khác.II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 1.1 Thế nào là trẻ khiếm thính? Trẻ khiếm thính là trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khácnhau. Do cơ quan thính giác bị tổn hại nên trẻ không tri giác được thế giớiâm thanh, không nghe được tiếng nói. Vì thế, không tự hình thành đượcngôn ngữ. Ngày nay, để giảm sự mặc cảm ở trẻ điếc, để cộng đồng xã hộihiểu và gần gũi hơn đối với đối tượng khuyết tật này, người ta thường dùngthuật ngữ trẻ khuyết tật thính giác, hay trẻ khiếm thính, trẻ có khó khăn vềnghe. 1.2 Ảnh hưởng của khuyết tật thính giác đến sự phát triển ngôn ngữ- Thính giác đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình hình thành vàphát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Đối với trẻ khiếm thính, hậu quả không thểtránh khỏi là chậm phát triển về ngôn ngữ và đặc biệt là ngôn ngữ nói.- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ theo mức độ điếc:+ Trẻ điếc nhẹ (mất từ 20 đến 40 dB): Trẻ không nghe hoặc không nghe rõnên tiếng nói thường bị mất hoặc nói sai một số phụ âm cao. Tuy nhiêntiếng nói của trẻ vẫn có thể tự phát triển.+ Trẻ điếc vừa (mất từ 41 đến 70 dB): Trẻ có thể nói ngọng nhiều và nóinhững câu không đúng ngữ pháp.+ Trẻ điếc nặng (mất từ 71 đến 90 dB): Trẻ bị mất tiếng nói hoặc rất chậmphát triển ngay từ nhỏ, tiếng nói của trẻ khó nghe và không có thanh điệu.+ Trẻ điếc sâu (mất từ trên 90 dB): Tiếp thu tiếng nói chủ yếu bằng cáchnhìn hình miệng, không dùng thính giác; mất khả năng giao tiếp bằng tiếngnói nên tiếng nói và ngôn ngữ không thể tự phát triển được. 1.3 Học âm – vần đối với học sinh khiếm thính- Làm quen với âm và chữ: yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm, thanhvà viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; học sinh làm quenvới nề nếp học tập, mạnh dạn tự tin trong môi trường học tập mới.- Dạy - học âm, vần: yêu cầu cơ bản là học sinh đọc được âm, vần và viếtđược chữ ghi âm, vần; đọc và viết được tiếng, từ ứng dụng; đọc được câuứng dụng.- Ở phần trọng tâm của bài làm quen với âm và chữ, học sinh thực hiện đạtđược mục tiêu cơ bản. Tuy nhiên ở dạng bài dạy âm - vần, trẻ khiếm thínhgặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát âm, thể hiện rõ ràng nhất khitrẻ đánh vần. Vì thế, giáo viên chỉ cần cung cấp cho học sinh nắm được cấutạo của vần và đọc được vần bằng hình miệng, đọc trơn tiếng có vần mớinên bỏ qua giai đoạn đánh vần. 1.4 Phương pháp phản hồi người mẹ Phương pháp phản hồi người mẹ do linh mục Van Uden ở Viện dạytrẻ điếc Sint.Michielsgesrel – Hà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: