Danh mục

SKKN: Xây dựng hệ thống bài tập nhóm Oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.79 MB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài luôn là nhiệm vụ trung tâm của giáo dục - đào tạo. Trong đó việc phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ở bậc học phổ thông chính là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em thành những người đi đầu trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống. Vì lẽ đó nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ tất yếu của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống bài tập nhóm Oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT là một trong những sáng kiến hay và bổ ích. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Xây dựng hệ thống bài tập nhóm Oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học ở trường THPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMXÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHÓM OXI ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta đang bước vào giai đoạn quyết định của thời kì công nghiệp hoá –hiện đại hoá, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật, sự bùngnổ của công nghệ cao, trong xu thế toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và đầu tư vàocon người nhằm tạo ra những con người có đủ năng lực trình độ để nắm bắtkhoa học kỹ thuật, đủ bản lĩnh để làm chủ vận mệnh đất nước là vấn đề sống còncủa quốc gia. “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài” luôn lànhiệm vụ trung tâm của giáo dục - đào tạo. Trong đó việc phát hiện và bồidưỡng những học sinh có năng khiếu về các môn học ở bậc học phổ thông chínhlà bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo các em thành những người điđầu trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống. Vì lẽ đó nên công tác bồidưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ tất yếu của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa nằm trong nhiệm vụ pháthiện, bồi dưỡng nhân tài chung của giáo dục phổ thông và là nhiệm vụ quantrọng, thường xuyên của mỗi giáo viên dạy Hóa học. Có làm tốt điều đó mới cóthể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các trường chuyên ngày càng đượcnâng cao hơn, tiếp cận được với chương trình dạy học quốc tế tốt hơn. Và việcsử dụng bài tập Hoá học là một trong các phương pháp dạy học quan trọng nhấtđể nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đối với học sinh giải bài tập là mộtphương pháp học tập tích cực. Chính vì vậy giáo viên cần tự biên soạn tài liệudùng để dạy chuyên cho học sinh. Với nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh trong đội tuyển Olympic Hoá học 10, tôinhận thấy học sinh còn lúng túng khi giải một số bài tập vô cơ nhất là các bài tậpở nhóm oxi. Trong khi đó, bài tập về nhóm oxi hầu như có trong các đề thiOlympic, đề thi quốc gia. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng hệ thống bài tậpnhóm oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT”.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI Xây dựng hệ thống bài tập nhóm oxi để bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ởtrường THPT.3. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI - Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. - Xây dựng hệ thống bài tập nhóm oxi đối với lớp 10 chuyên. - Vận dụng đề tài vào giảng dạy thực tế để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: Xây dựng hệ thống bài tập nhóm oxi (chương trình nâng caolớp 10). - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 chuyên hoá năm học 2011-2012trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đọc các tài liệu liên quan, phân tích, tổng hợp để hệ thống hoá kiến thức. - Thực nghiệm sư phạm. - Thống kê toán học.6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu vận dụng hiệu quả hệ thống bài tập nhóm oxi để bồi dưỡng học sinh giỏiHoá học thì khả năng giải quyết bài tập phần này của học sinh sẽ tốt hơn.7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Chọn lọc và xây dựng được hệ thống bài tập về nhóm oxi dùng để bồi dưỡnghọc sinh giỏi Hoá học. PHẦN NỘI DUNGChương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI1.1. Cơ sở lí luận Nét đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay, người giáo viên đặt ngườihọc vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho học sinh hoạt độngtrong giờ học, rèn luyện cho học sinh tập giải quyết các vấn đề của khoa học từdễ đến khó, có như vậy học sinh mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụngkiến thức một các chủ động sáng tạo. Trong dạy học hóa học, bài tập hóa học là nguồn quan trọng để học sinh thunhận kiến thức, củng cố khắc sâu những lí thuyết đã học phát triển tư duy sángtạo của học sinh, nâng cao năng lực nhận thức. Đa số học sinh chuyên hoá hiệnnay gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân loại và tìm ra phương pháp giải phùnhất là đối với những bài toán nâng cao vì vậy học sinh cần nắm được bản chấthóa học và giải nhiều bài tập để có thể tự rút kinh nghiệm cho bản thân. Tác dụng của bài tập hoá học - Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. - Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức. - Hệ thống hoá các kiến thức, cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các vấn đề thực tiễn đời sống và sản xuất hoá học. - Rèn luyện được một số kỹ năng:các tính toán đại số, phán đoán, độ nhạy cảm bài toán,... - Rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác khoa học,... Điều kiện để học sinh giải bài tập được tốt - Nắm chắc lý thuyết: các định luật, quy tắc, các quá trình hoá học, tính chất lý hoá học của các chất,... - Nắm được các dạng bài tập cơ bản. Nhanh chóng xác định bài tập cần giải thuộc dạng bài tập nào. - Nắm được một số phương pháp thích hợp với từng dạng bài tập. Một số phương pháp giải toán hóa học vô cơ ở THPT - Phương pháp bảo toàn: + Bảo toàn điện tích. + Bảo toàn khối lượng. + Bảo toàn nguyên tố. + Bảo toàn electron. - Phương pháp đại số. - Phương pháp trung bình. - Phương pháp ghép ẩn số. - Phương pháp tăng giảm khối lượng. - Phương pháp đường chéo. - Phương pháp biện luận. Ý nghĩa tác dụng của việc sử dụng bài tập hóa học Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là mộtbiện pháp hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Bài tập hóa học có ý nghĩa tác dụng to lớn về nhiều mặt : Ý nghĩa trí dục: + Làm chính xác hóa khái niệm hóa học, củng cố đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. + Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. + Rèn luyện các kỹ năng hóa học như: cân bằng, tính toán theo phương trình hoá học,… Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh ở năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: