Danh mục

SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 258.64 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sáng kiến “Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử” trình bày kinh nghiệm bước đầu của mình về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học Lịch sử SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMXÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬPNHẬN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. Bối cảnh, lý do chọn đề tài Trong dạy học lịch sử, ngoài việc giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản,giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, giáo viên còn phải giúp cho học sinhphát triển năng lực nhận thức. Theo Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, hệ thống bài tập nhận thức làđiều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử. Tuy nhiên, theonhận định của một số nhà nghiên cứu: “bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối với việchọc lịch sử ở nước ta”, “chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết của hệthống bài tập nhận thức trong học lịch sử, (thậm chí có người cho rằng học tập lịch sửkhông cần bài tập”[3, tr.115-116]. Đây chính là lý do mà tôi quan tâm đến việc “Xâydựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử”.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do thực tế được phân công lớp dạy và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiêncứu chỉ dừng lại ở giới hạn nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận thức, cách xây dựngbài tập, thử xây dựng một số bài tập và áp dụng vào thực nghiệm trên đối tượng họcsinh khối10.1.3. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu vấn đề này, bản thân mong muốn tìm cách áp dụng lý luận vềbài tập nhận thức vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu hiệu quả, khả năng ứng dụng vàodạy học lịch sử. Trình bày lại quá trình và kết quả nghiên cứu, tôi cũng rất mong đượcquý đồng nghiệp trao đổi, góp ý nhằm tìm ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tậpnhận thức trong dạy học lịch sử một cách có hiệu quả nhất.1.4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ, các bước nghiên cứu nhưsau: Trước hết, tôi nghiên cứu quan niệm về bài tập nhận thức, làm cơ sở cho việcvạch ra cách thức xây dựng và sử dụng bài tập. Bước tiếp theo, tôi thực hành nghiêncứu, soạn một số bài tập và thực nghiệm sử dụng bài tập nhận thức vào dạy học lịch sửở một số bài. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một sốkinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học sau này.1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong điều kiện việc sử dụng bài tập nhận thức vẫn còn mới mẻ, tôi xin đượctrình bày kinh nghiệm bước đầu của mình về cách xây dựng và sử dụng bài tập nhậnthức trong dạy học lịch sử. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của quýthầy cô. PHẦN 2. NỘI DUNG2.1. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử Vấn đề sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử được đặt ra từ nhữngnăm 60 của thế kỉ XX. Người đi sâu nghiên cứu vấn đề này là I.Ia. Lerner, nhà giáodục học người Nga. Ông có hẳn một công trình nghiên cứu về vấn đề này, mang tên“Bài tập nhận thức”. Công trình này đã được hai dịch giả Nguyễn Cao Lũy và VănChu (Viện Chương trình và phương pháp – Bộ Giáo dục) dịch sang tiếng Việt. Việc sửdụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử được các nhà nghiên cứu ở Việt Namkhẳng định là điều kiện cần thiết để phát triển tư duy học sinh. Giá trị của bài tập nhận thức được khẳng định rất rõ ràng, song trên thực tế, việcsử dụng bài tập nhận thức còn rất hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này,trong đó có nguyên nhân quan trọng là giáo viên chưa được hướng dẫn cụ thể về cáchxây dựng và sử dụng bài tập nhận thức. Hiện nay, ngoài công trình của I.Ia. Lerner, chưa có công trình nghiên cứu nàođề cập một cách có hệ thống, chưa có ấn phẩm nào về Bài tập nhận thức được xuấtbản, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. Giáo trình phương pháp dạy học lịch sửviết: “Bài tập nhận thức hiện còn mới mẻ đối với việc học lịch sử ở trường phổ thôngở nước ta. Từ thực tiễn, chúng ta sẽ bổ sung nhận thức lý luận và kinh nghiệm thựchành của loại bài tập này.”[3, tr.116] Trong điều kiện như vậy, việc tìm ra cách thức xây dựng bài tập và áp dụng vàothực tế dạy học một cách có hiệu quả là rất cần thiết.2.1. Xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử 2.2.1 Thế nào là bài tập nhận thức? Theo I.Ia.Lerner, bài tập nhận thức là một vấn đề mà “có sự mâu thuẫn giữađiều đã biết và điều chưa biết, và vấn đề này được giải quyết bằng toàn bộ những thaotác và phán đoán về trí tuệ và thực tiễn có tính chất trung gian giữa câu hỏi và câu trảlời của bài tập”. “Bài tập nào cũng đòi hỏi học sinh phải tự mình trải qua bước đườngphải giải quyết hoặc tìm ra câu trả lời một cách độc lập và được chứng minh rõràng”.[2, tr.2] I.Ia. Lerner minh họa: Khi giảng đề mục “Sự xuất hiện của tôn giáo”, thầy giáo kể cho học sinh biếttôn giáo là gì, tôn giáo xuất hiện lúc nào và sau đó cho một bài tập: “Các nhà khảo cổđã tìm thấy một ngôi mộ trong đó có hài cốt của một người được chôn từ hồi xưa nàođó. Người này nằm theo tư thế của một người ngủ nằm nghiêng, 2 chân co và mặcquần áo thường mặt hàng ngày. Bên cạnh hài cốt có vũ khí, bát, đĩa và di tích củathức ăn. Câu hỏi: Ngôi mộ thuộc về thời kì nào, trước khi có tôn giáo hay lúc tôn giáo đãxuất hiện rồi? Hãy chứng minh câu trả lời của em. Để giải quyết bài tập này, học sinh đã xác lập mối tương quan giữa sự kiện vềngôi mộ với những điều chúng được biết về tôn giáo (câu hỏi đòi hỏi điều đó), conngười đã tin vào các lực lượng siêu tự nhiên, vào một cuộc sống ở bên kia thế giới saukhi chết. Sau đó, học sinh phán đoán và kết luận: Vì trong mộ có bát đĩa, thức ăn,quần áo, vậy thì người ta đã cho rằng những thứ đó cần thiết cho người được chôn cấtsau khi chết. Và nếu như thế thì đó là những con người có tôn giáo và do đó, ngôi mộđã xuất hiện trong thời kì có tôn giáo.[2, tr.4] Theo cách nghĩ của tôi, có thể xem bài tập nhận thức là một “bài toán”, đượchiểu theo nghĩa là một công việc mà người ta chưa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: