Danh mục

SKKN: Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.62 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh trực quan trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông là một yêu cầu cần thiết trong dạy học bộ môn. Chính vì thế nên xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử để nâng cao chất lượng dạy và học. Mời các bạn tham khảo bài sáng kiến kinh nghiệm dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SKKN: Xây dựng và sử dụng bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 1 ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN PHẦN I: MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài Việc khai thác, sử dụng các hình ảnh trực quan trong dạy học lịch sử ở nhà trườngphổ thông là một yêu cầu cần thiết trong dạy học bộ môn. Bởi vì kiến thức lịch sử là nhữngsự kiện đã xảy ra trong quá khứ, người học không thể trực tiếp quan sát sự kiện, vì vậy tronggiảng dạy để dựng lại bức tranh của lịch sử đòi hỏi giáo viên phải vận dụng nhiều biện phápkhác nhau như tạo biểu tượng, sơ đồ hoá, trực quan…. Đặc biệt đối với những sự kiện làmột cuộc chiến tranh, một cuộc khởi nghĩa hay một trận đánh thì vấn đề tạo dựng lại bứctranh thực của sự kiện là một vấn đề khó và giáo viên phải sử dụng đến phương pháp trựcquan trong dạy học, thông thường là khai thác các bản đồ dạy học để có thể truyền đạt đầyđủ nội dung sự kiện, điều đó cũng có nghĩa là nếu dạy về các cuộc chiến tranh, khởi nghĩamà không sử dụng đến bản đồ để trình bày về diễn biến của sự kiện thì hiệu quả tiết học sẽkhông cao, dễ gây cho học sinh sự “nhàm chán”, “hiểu nhầm” sự kiện lịch sử. Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn không ít giáo viên lênlớp “chay”, chỉ cung cấp kiến thức bài học mà không chú trọng đến vấn đề khai thác cáctranh, ảnh, bản đồ, đồ dùng dạy học khác. Nguyên nhân của vấn đề trên là do sự hạn chế vềcác loại tranh ảnh, các loại bản đồ, đồ dùng dạy học ở các trường học, do nhận thức về vị trívai trò của các loại đồ dùng trực quan trong dạy học của giáo viên chưa cao, một phần là ở“sự nhiệt tình” của người dạy còn hạn chế. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhiềuthành tựu mới đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, trong đó có ngành giáo dục.Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh việc ứng dụngcông nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy nhằm đổi mới PPDH. Chiến lược phát triểngiáo dục 2001-2010, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001, nhấn mạnh:phải “Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành.Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dụcvà quản lý.” Đối với bộ môn Lịch sử, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu củathời đại, với sự hỗ trợ của nhiều phần mềm dạy học (phần mềm Powerpoint, phần mềm 2Flash…) đã giúp giáo viên có thể tự xây dựng và giảng dạy các tiết giáo án điện tử trên lớp,bước đầu tạo sự chuyển biến mới trong đổi mới PPDH, điều có ý nghĩa đặc biệt hơn là vớisự hỗ trợ của các phần mềm dạy học giáo viên cũng có thể khai thác các chức năng, các tiệních của các phần mềm để tự thiết kế, xây dựng các loại bản đồ giáo khoa điện tử(BĐGKĐT) phục vụ việc dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đồng thời cóthể khắc phục sự “thiếu thốn” của bản đồ giáo khoa lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử nói chung và xây dựngBĐGKĐT nói riêng còn rất hạn chế, giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc đưa kiến thức lên bàigiảng, hoặc chèn thêm một vài hình ảnh để minh họa cho bài học. Đối với những bài học cósử dụng các loại bản đồ để trình bày diễn biến của một sự kiện, một cuộc chiến tranh, mộtchiến dịch… thì hầu hết giáo viên chưa khai thác được những tiện ích của phần mềm Powerpoint để thiết kế, xây dựng BĐGKĐT phục vụ trong giảng dạy, nếu có sử dụng bản đồ thìgiáo viên cũng chỉ thực hiện thao tác Scan bản đồ giáo khoa rồi chiếu lên màn hình giốngnhư một hình ảnh. Vì vậy hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong xây dựng BĐGKĐT phụcvụ dạy học bộ môn chưa cao, đây là một vấn đề vừa mới, vừa khó đối với nhiều giáo viên. Xuất phát từ những lý do trên và từ thực tế giảng dạy ở cấp học chúng tôi chọnnghiên cứu vấn đề “Xây dựng và sử dụng Bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học Lịch sửViệt Nam lớp 12 (Chương trình Chuẩn)”, nhằm góp phần thực hiện việc đổi mới PPDHlịch sử theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học.1.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiViệc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và sử dụng phần mềm Powerpoint trongthiết kế bài giảng điện tử nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả nghiên cứu ởnhiều góc độ khác nhau, như các công trình:- Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà trường Việt Nam, của tác giả Lưu Lâm;- Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại, của tácgiả Quách Tuấn Ngọc;- Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông củatác giả Nguyễn Thị Côi, Đoàn Văn Hưng;- Bài giảng điện tử và quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học, của tác giả LêCông Triêm; 3- Thiết kế bài giảng lịch sử ở trường THPT với phần mềm Microsoft Powerpoint. Minh Họaqua thiết kế 01 tiết giảng: Cuộc tiến công chiến lựơc Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiếndịch lịch sử Điện Biên Phủ ở lớp 12 của tác giả Đoàn Văn Hưng. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT mà cụ thể là sử dụng phầm mềm Powerpoint để xâydựng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy việcnghiên cứu, tìm hiểu vấn đề xây dựng và sử dụng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử là mộtvấn đề vừa có ý nghĩa về lý luận dạy học, vừa có ý nghĩa thực tiễn phục vụ công tác dạy vàhọc của bộ môn ở trường phổ thông hiện nay.1.3. Nhiệm vụ của đề tài- Xây dựng và sử dụng BĐGKĐT trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trước hết lànhằm thực hiện chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm đổimới PPDH, nâng cao chất lư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: