Danh mục

Số phận người phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 287.72 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cho đến nay, qua nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người, mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những số phận của người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” qua cách viết mới của Tào Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thông, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác phẩm cũng như trong cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Số phận người phụ nữ trong Hồng Lâu Mộng Năm học 2011 - 2012 SỐ PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG HỒNG LÂU MỘNG Đặng Ngọc Ngận (Sinh viên năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD: TS Phan Thu Vân Phùng Kì Dung - một nhà Hồng học Trung Quốc - đã từng nhận xét: “Hồng lâu mộng là một thiên li tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào có thể vượt qua nó”… Hồng lâu mộng đã góp phần làm cho đời sống văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nhân loại nói chung trở nên sôi nổi. Với nhiều ý kiến về tác phẩm của Tào Tuyết Cần, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và có một giá trị nhất định. Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về những gì mà tác phẩm mang lại cho người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng. Điều đó lí giải vì sao tên tuổi Tào Tuyết Cần và tác phẩm Hồng lâu mộng đã vượt tầm biên giới Trung Hoa để sánh vai cùng các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn, là bởi các vấn đề mà tác giả đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc. Những điều đó, không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu… Ở đó, hình tượng và số phận con người được thể hiện một cách rõ ràng, đặc biệt là số phận của người phụ nữ được lột tả sâu sắc, mà hơn một lần nhà văn đã thốt lên bằng cả một trái tim, một tâm hồn nâng niu và trân quý. Từ hơn 2300 năm trước, trong “Nghệ thuật thơ ca”, Aristote đã đưa việc tìm hiểu phân tích con người và số phận con người lên hàng đầu. Cách tìm hiểu đó hướng tới đối tượng và mục đích của văn học. Cho đến nay, qua nhiều thành tựu của những nhà nghiên cứu khoa học, có thể khẳng định việc tìm hiểu con người trong tác phẩm văn học là cách tiếp nhận đúng đắn giá trị văn học của tác phẩm. Tiếp cận với vấn đề về con người, mà cụ thể ở đây với sự tìm hiểu về Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng, sẽ giúp chúng ta có thể hiểu sâu thêm về những số phận của người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” qua cách viết mới của Tào Tuyết Cần. Từ đó, có thể cảm thông, trân trọng những thân phận liễu bồ ở tác phẩm cũng như trong cuộc sống. 1. Vài nét về số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh Thanh Người phụ nữ là đề tài khá quen thuộc và tốn nhiều giấy mực của các thi nhân, văn sĩ. Hòa mình vào dòng chảy chung của văn học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết Minh - Thanh cũng góp phần vào đề tài người phụ nữ một cách đáng quý. Nếu ai đã từng theo dõi nền văn học Trung Quốc, ắt hẳn sẽ biết đến một Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, bắt gặp một Điêu Thuyền với số phận đầy đau xót, một trang tuyệt thế giai nhân lại mang muôn nỗi đoạn trường; hay đến một Thủy hử của Thi Nại Am để lên án tên tài chủ Tây Môn Khánh quyến rũ Phan Kim Liên, “…chơi chán rồi đuổi đi còn đòi tiền chuộc thân 3000 quan có ghi trong văn tự bán mình nhưng bản thân cô không được một đồng nào cả…”. Trong Chuyện làng nho của Ngô Kính Tử, người cha 103 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH tên Vương Ngọc Huy còn u mê trong đạo “tam tòng” đã cổ động con gái nhịn đói mà chết theo chồng. Qua đó, cho ta thấy số phận người phụ nữ trong tiểu thuyết Minh - Thanh luôn được các tiểu thuyết gia thể hiện khá sắc cạnh và tinh tế. Cũng phản ánh về vấn đề người phụ nữ, cũng theo guồng chảy chung của văn học đương thời, nhưng Tào Tuyết Cần đã cất lên tiếng nói phản kháng, tiếng nói cảm thông, trân quý đầy xúc động cho số phận những người phụ nữ trong “Giấc mộng lầu hồng” một cách vô cùng mới mẻ. 2. Số phận người phụ nữ trong Hồng lâu mộng Mở đầu tác phẩm, người làm sách đã giới thiệu rằng:“…Nay tôi đã sống cuộc đời gió bụi, không làm nên trò trống gì. Chợt nghĩ đến những người con gái ngày trước cùng sống với tôi, so sánh kĩ lưỡng, thấy sự hiểu biết và việc làm của họ đều hơn tôi. Tôi đường đường là bậc tu mi, lại chịu kém bạn quần thoa, thực rất đáng thẹn…”[1, tr.20]. Chỉ một vài dòng như thế, tác giả đã tạo ấn tượng cho người đọc về những người phụ nữ, và giá trị của họ. Những người phụ nữ trong Hồng lâu mộng được nhà văn gắn với những loài hoa đẹp. Đẹp nhưng buồn, một nỗi buồn như báo hiệu cả một cuộc đời, một số phận. 2.1. Người phụ nữ trong Hồng lâu mộng - những đóa hoa “mệnh bạc” Nếu như người phương Tây coi người phụ nữ như là một kiệt tác hoàn mĩ của tự nhiên, thì người phương Đông nhuần nhị và kín đáo hơn. Sự nhuần nhị và kín đáo ấy được thể hiện rất khéo léo và triệt để trong Hồng lâu mộng. Qua sự tinh tế của Tào Tuyết Cần, người phụ nữ - những giai nhân đất Kim Lăng - và những đóa hoa cứ đan xen làm nổi bật nhau. Đồng thời, nhà văn còn dùng hình ảnh nhữn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: