Danh mục

Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.88 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước thời điểm Lý thuyết triển vọng ra đời, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đều cho rằng con người “lý trí” trong các hành vi liên quan đến kinh tế. Nghĩa là khi phải chọn, họ luôn chọn phương án nào tối đa hóa lợi ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơn Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơnTrước thời điểm Lý thuyết triển vọng ra đời, kinh tế học cổ điểnvà tân cổ điển đều cho rằng con người “lý trí” trong các hành viliên quan đến kinh tế. Nghĩa là khi phải chọn, họ luôn chọnphương án nào tối đa hóa lợi ích.Lợi ích theo ngôn ngữ kinh tế được tính là phép nhân giữa điềumong muốn (có thể là tiền) và xác suất điều đó xảy ra. Kahnemanvà Tversky, hai nhà tâm lý học nổi tiếng, không tin con người lạimáy móc như vậy.Ngược lại, có rất nhiều tình huống cảm xúc và tâm lý có ảnhhưởng lớn và làm cho con người hành xử không hợp lý. Hai ông,bằng rất nhiều thí nghiệm, đã chứng minh rằng trong những tìnhhuống phải chọn lựa và sự chọn lựa có dính đến các yếu tố rủi rothì hành vi của con người bị tác động bởi những thành kiến tâmlý. Hệ quả là phương án mà họ chọn nhiều khi không phải làphương án tối ưu.Có khuynh hướng sợ rủi ro, nhưng liều lĩnh hơn nếu đối mặtvới mất mátPhát hiện quan trọng đầu tiên của Lý thuyết triển vọng là trướcviễn cảnh được một lợi ích nào đó, con người có khuynh hướngsợ rủi ro (tạm dịch từ thuật ngữ risk-averse), nhưng sẽ có khuynhhướng liều lĩnh (tạm dịch từ thuật ngữ risk-seeking) nếu phải đốimặt với mất mát.Để dễ hiểu, thử tưởng tượng bạn có hai sự lựa chọn, một là chắcchắn sẽ lời 1 triệu đồng, hai là ném một đồng xu, nếu sấp thì lời2,2 triệu, nếu ngửa thì không được đồng nào. Bạn sẽ chọn lựaphương án nào? Kahneman và Tversky đã phát hiện ra rằngphần đông số người được hỏi lựa chọn phương án một.Kết quả này khá bất ngờ. Nếu chiếu theo kinh tế học truyền thốngthì người chơi sẽ phải “lý trí” mà chọn phương án hai vì lợi íchcủa phương án hai sau khi tính toán xác suất là cao hơn phươngán một (1,1 triệu so với 1 triệu). Việc người chơi chọn phương án“ăn chắc mặc bền” thể hiện khuynh hướng căn bản của conngười: sợ rủi ro.Tuy nhiên không phải hoàn cảnh nào con người cũng luôn sợ rủiro. Kahneman và Tversky thực hiện một khảo sát khác về hành vicủa con người khi phải đối mặt với sự mất mát. Lựa chọn mộtchắc chắn 100% mất 1 triệu đồng, lựa chọn hai lại ném đồng xu,sấp thì mất 2 triệu, ngửa thì không mất đồng nào. Kết quả chothấy đa số người được hỏi chọn phương án hai.Bản chất con người là rất khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm,nhất là thừa nhận với người khác. Bán cổ phiếu lỗ coi như thừanhận mình đã sai. Đây chính là một trong những sai lầm củanhững nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, là bán cổ phiếu lúc giáđang lên và giữ cổ phiếu đang xuống giá.Xét về giá trị xác suất thì 50% khả năng mất 2 triệu cũng tươngđương việc chắc chắn mất 1 triệu. Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệtđối thì phương án hai rủi ro hơn vì nếu xảy ra, tổng số tiền mấtgấp đôi phương án một. Kahneman và Tversky gọi cách ứng xửtrên là khuynh hướng liều lĩnh hơn nhằm tránh đối mặt với mấtmát.Sợ mất mát là ám ảnh lớn của con người. Đây cũng là chủ đề thứhai của Lý thuyết triển vọng. Bằng nhiều thí nghiệm, Kahnemanvà Tversky đã chứng minh rằng việc thua lỗ sẽ gây hậu quả tâmlý nặng nề hơn niềm vui mang lại do thành công dù là thua hoặcđược cùng một món tiền. Một nhà đầu tư mua cổ phiếu, bán đi,có lời 10 triệu chắc chắn sẽ hạnh phúc hơn một nhà đầu tư kháccũng chơi cổ phiếu, đầu tiên được 50 triệu, sau đó thua lại 40triệu dù khi tổng kết cả hai người đều lời một số tiền như nhau.Điểm tham chiếuKahneman và Tversky đã liên hệ hai cách ứng xử trên vào lĩnhvực tài chính hành vi. Khi đánh giá hiệu quả một hoạt động đầutư, nhà đầu tư thường dựa trên một điểm tham chiếu. Tính từđiểm tham chiếu, nếu lỗ thì nhà đầu tư thất vọng nhiều hơn làniềm vui mang lại từ món lời, dù lời lỗ cùng một số tiền. Nói cáchkhác, cái đau của lỗ 10 triệu lớn hơn cái vui của lời 10 triệu.Dù là một nhánh của kinh tế học, cơ sở lý luận của lý thuyết tàichính hành vi là từ môn tâm lý học và được hai nhà tâm lý học nổitiếng là Daniel Kahneman và Amos Tversky khởi xướng với Lýthuyết triển vọng vào năm 1979. Bằng các công trình tiên phongứng dụng tâm lý con người trong kinh tế học, Kahneman vàTversky đã mở ra hướng nghiên cứu mới trong kinh tế học nhằmlý giải những hành vi tưởng chừng phi lý của con người. Vớinhững đóng góp như vậy, Kahneman đã được trao giải Nobelkinh tế năm 2002 và là nhà tâm lý học đầu tiên được giải thưởngdanh giá này (Tversky mất năm 1996 và giải Nobel không traocho những người quá cố).Đối với người đầu tư cổ phiếu, điểm tham chiếu thường là giámua cổ phiếu và họ khá ám ảnh bởi yếu tố này. Hành động bánhay tiếp tục giữ cổ phiếu của nhà đầu tư thường phụ thuộc vàothực tế lời lỗ của cổ phiếu đó. Khi giá cổ phiếu lên so với điểmtham chiếu, nhà đầu tư thường nhanh chóng bán lấy lời, chứ ítkhi chờ giá lên đến đỉnh.Ngược lại, khi giá cổ phiếu rớt dưới điểm tham chiếu, nhà đầu tưthường không bán, mà cứ giữ để chờ giá lên lại. Nhiều nghiêncứu đã thống kê cho thấy khi cổ phiếu lên giá khoảng 50%, thì đasố các nhà đầu tư đều dễ dàng quyết định bán, nhưng nếu lỗ50% thì ít người chịu bán hơn. Khuynh hướng “sợ mất mát” củacon người giải thích tại sao nhà đầu tư, kể cả những quỹ đầu tưtổ chức, ngại cắt lỗ vì khi cắt lỗ thì các khoản lỗ trên giấy tờ trởthành lỗ thật.Bản chất con người là rất khó khăn khi phải thừa nhận sai lầm,nhất là thừa nhận với người khác. Bán cổ phiếu lỗ coi như thừanhận mình đã sai. Đây chính là một trong những sai lầm củanhững nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, là bán cổ phiếu lúc giáđang lên và giữ cổ phiếu đang xuống giá.Trong trường hợp giá xuống so với giá mua, khuynh hướng liềulĩnh khi đối mặt với mất mát đã giải thích tại sao nhà đầu tư,không những không bán cắt lỗ, mà còn có xu hướng mua thêmcổ phiếu đang xuống giá. Nhà đầu tư làm như vậy thường vớisuy nghĩ là để bình quân giá, nhằm tăng khả năng hòa vốn khi cổphiếu phục hồi. Trong khi sự thật là họ đang tự đưa mình vàohoàn cảnh rủi ro (lỗ) h ...

Tài liệu được xem nhiều: