Danh mục

So sánh hiệu quả diệt Helicobacter pylori của phác đồ trình tự và phác đồ cổ điển có tetracyclin ở trẻ trên 8 tuổi mắc viêm dạ dày

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.37 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm so sánh hiệu quả điều trị của phác đồ trình tự 14 ngày và phác đồ cổ điển có tetracyclin trên trẻ em mắc viêm dạ dày có nhiễm H. pylori.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh hiệu quả diệt Helicobacter pylori của phác đồ trình tự và phác đồ cổ điển có tetracyclin ở trẻ trên 8 tuổi mắc viêm dạ dày TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC SO SÁNH HIỆU QUẢ DIỆT HELICOBACTER PYLORI CỦA PHÁC ĐỒ TRÌNH TỰ VÀ PHÁC ĐỒ CỔ ĐIỂN CÓ TETRACYCLIN Ở TRẺ TRÊN 8 TUỔI MẮC VIÊM DẠ DÀY Lê Thị Hương1, Nguyễn Thị Việt Hà2, Nguyễn Văn Ngoan1, Lê Thanh Hải1 1 Bệnh viện Nhi trung ương; 2Trường Đại học Y Hà Nội Tỷ lệ diệt trừ H. pylori của các phác đồ 3 thuốc chuẩn trên trẻ em ngày càng thấp do tình trạng kháng metronidazol và clarithromycin ngày càng cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả diệt H. pylori của phác đồ trình tự và phác đồ cổ điển có tetracyclin (MTE) ở trẻ trên 8 tuổi mắc viêm dạ dày. Kết quả cho thấy, hiệu quả diệt H. pylori của phác đồ MTE cao hơn phác đồ trình tự, phân tích theo nhóm dự kiến nghiên cứu (80% so với 33%, p < 0,001) và trên nhóm thực hiện nghiên cứu (85% so với 35%, p < 0,001). Tỉ lệ cải thiện triệu chứng lâm sàng của phác đồ MTE là 88%, cao hơn so với phác đồ trình tự là 64,9% (p = 0,001). Tỉ lệ gặp các tác dụng phụ khi điều trị của phác đồ MTE và phác đồ trình tự lần lượt là 25% và 31%. Kết luận cho thấy phác đồ MTE có hiệu quả điều trị cao hơn so với phác đồ trình tự và thích hợp hơn để điều trị các trường hợp viêm dạ dày có nhiễm H. pylori ở trẻ em trên 8 tuổi. Từ khóa: diệt trừ H. pylori, phác đồ trình tự, phác đồ cổ điển có tetracycline. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những nhiễm trùng phổ biến nhất ở người với hơn 50% dân số thế giới bị nhiễm. Nhiễm H. pylori đã được chứng minh là có liên quan đến viêm, loét và ung thư dạ dày tá tràng [1; 2]. Điều trị diệt trừ H. pylori có vai trò quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng do H. pylori gây ra. Hiệu quả của các phác đồ chuẩn 3 thuốc gồm hai kháng sinh kết hợp và thuốc ức chế bơm proton trên trẻ em ngày càng thấp do tỷ lệ kháng kháng sinh cao, sự dung nạp thuốc và tuân thủ điều trị ở trẻ em kém hơn so với người lớn. Trong đó tình trạng kháng kháng sinh là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất [3]. Tỷ lệ Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Việt Hà, Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội Email: vietha@hmu.edu.vn Ngày nhận: 21/03/2017 Ngày được chấp nhận : 28/06/2017 TCNCYH 108 (3) - 2017 H. pylori kháng metronidazol trong các nghiên cứu trên trẻ em dao động từ 15,8 đến 72%, tỷ lệ kháng thuốc cao nhất tại các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ kháng clarithromycin là 2 - 27,6%; trong khi kháng amoxicillin gặp với tỷ lệ rất thấp [4; 5]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phác đồ trình tự mang lại hiệu quả điều trị cao hơn so với phác đồ chuẩn (91% và 78%) [6]. Kết quả tương tự cũng được công bố trong một nghiên cứu đa phân tích và phác đồ trình tự dường như rất hiệu quả ở những bệnh nhân mang chủng vi khuẩn kháng clarithromycin [7; 8]. Tỷ lệ diệt H. pylori của các phác đồ có tetracyclin dao động từ 83% đến 92%, cao hơn so với các phác đồ chuẩn được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu [9 - 11]. Tại Việt Nam, hiệu quả diệt H. pylori của phác đồ gồm PPI, amoxicillin, metronidazol là 62,1% và phác đồ gồm PPI, amoxicillin, clarithromycin là 54,7% [12]. Hiệu quả diệt H. pylori thấp trong 119 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC các nghiên cứu trên trẻ em Việt Nam có thể do tình trạng kháng kháng sinh cao, 50,9% kháng clarithromycin, 65,3% kháng metronidazol trong khi tỷ lệ kháng amoxicillin là 0,5% [13]. Xuất phát từ vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả điều trị của phác đồ trình tự 14 ngày và phác đồ cổ điển có tetracyclin trên trẻ em mắc viêm dạ dày có nhiễm H. pylori. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Tiêu chuẩn lựa chọn: - Các trẻ từ 8 đến 15 tuổi, có một hoặc nhiều triệu chứng hướng tới bệnh lý dạ dày như đau bụng, nôn, buồn nôn, ợ hơi - ợ chua, chán ăn, thiếu máu, đi ngoài phân đen... được làm nội soi tiêu hóa. - Nội soi dạ dày có các biểu hiện tổn thương viêm dạ dày tá tràng và mô bệnh học có kết luận viêm dạ dày. - Có 2 xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm H. Pylori là test urease nhanh và mô bệnh học/ test thở dương tính. - Trẻ và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu, hợp tác, tuân thủ phác đồ điều trị, đến khám định kỳ và làm test thở sau điều trị theo hẹn. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có các bệnh phối hợp khác, hoặc đã từng điều trị diệt trừ H. pylori hoặc đã sử dụng các thuốc antacid, kháng H2 hoặc PPI trong khoảng thời gian một tháng trước khi đến khám. 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mở. 160 trẻ đáp ứng tiêu chuẩn được chia thành 2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm 1 được điều trị phác đồ trình tự gồm có amoxicillin 50mg/kg/ngày và esomeprazol 1mg/kg/ngày trong 7 ngày đầu, 7 ngày sau trẻ được dùng metronidazol 20 mg/kg/ngày, clarithromycin 15mg/kg/ ngày và esomeprazol 1mg/kg/ngày; nhóm 2 được điều trị phác đồ MTE gồm metronidazol 20mg/kg/ngày, tetracyclin 50mg/kg/ngày, và esomeprazol 1mg/kg/ngày trong 14 ngày. Sau 6 tuần điều trị, có 149 trẻ tái khám và tuân thủ điều trị được th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: