Danh mục

So sánh hình thái vạt giác mạc giữa Intralase Femtosecond Laser và dao cắt vạt cơ học Moria M2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.44 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

So sánh hình thái vạt giác mạc tạo bằng hệ thống IntraLase Femtosecond Laser và hệ thống dao cắt vạt cơ học Moria M2 trong phẫu thuật LASIK.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
So sánh hình thái vạt giác mạc giữa Intralase Femtosecond Laser và dao cắt vạt cơ học Moria M2Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 SO SÁNH HÌNH THÁI VẠT GIÁC MẠC GIỮA INTRALASE FEMTOSECOND LASER VÀ DAO CẮT VẠT CƠ HỌC MORIA M2 Trần Minh Trí*, Trần Anh Tuấn*TÓM TẮT Mở đầu: Ngày nay, LASIK là phương pháp phổ biến nhất trên thế giới để điều chỉnh tật khúc xạ. Trongphẫu thuật LASIK, tạo vạt giác mạc là bước đóng vai trò then chốt trong thành công của phẫu thuật. Hai phươngpháp được dùng để tạo vạt giác mạc phổ biến nhất hiện nay đó là dao cơ học và laser femtosecond. Mặc dù đượccải tiến liên tục để giúp việc tạo vạt giác mạc ngày càng chính xác và an toàn hơn, nhưng biến chứng liên quanđến vạt của dao cơ học vẫn còn khá cao. Năm 2000, laser femtosecond đã được ứng dụng trong việc tạo vạt giácmạc. Từ khi phương pháp này ra đời, biến chứng liên quan đến vạt trong phẫu thuật LASIK giảm đáng kể. Cácnghiên cứu trên thế giới ghi nhận laser femtosecond tạo vạt chính xác, đồng nhất và ít xảy ra biến chứng hơn daocơ học. Mục tiêu: So sánh hình thái vạt giác mạc tạo bằng hệ thống IntraLase Femtosecond Laser và hệ thống dao cắtvạt cơ học Moria M2 trong phẫu thuật LASIK. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân cận thị có kèm theo hoặc không kèm theo loạn thị. Khảosát phân tích tiến cứu. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm được tạo vạt bằng hệ thống IntraLaseFemtosecond Laser (Abbott Medical Optics, Mỹ) và nhóm được tạo vạt bằng dao cơ học Moria M2 (Moria,Pháp). Tất cả các phẫu thuật đều được thực hiện bởi 1 phẫu thuật viên. Sau phẫu thuật 1 tháng, bệnh nhân đượcđo AS-OCT để khảo sát chiều dày vạt giác mạc ở 17 điểm trên bốn kinh tuyến: 00, 450, 900 và 1350. Mỗi kinhtuyến đo ở các vị trí 0 mm, ± 2 mm và ± 3,5 mm từ đỉnh giác mạc. Các biến số bao gồm: Thị lực, độ khúc xạ chủquan, chiều dày vạt giác mạc, độ nhạy tương phản, quang sai bậc cao và biến chứng được ghi nhận ở thời điểmtrước mổ, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Mỗi nhóm có 76 mắt. Thị lực sau mổ và độ cầu tương đương tồn dư giữa 2 nhóm không khác biệtcó ý nghĩa thống kê. Chiều dày vạt giác mạc trung tâm ở nhóm IntraLase là 111,22 ± 2,75 µm, ở nhóm Moria M2là 130,18 ± 5,78 µm. Biên độ lệch khỏi chiều dày mục tiêu của vạt giác mạc (tính chính xác) trong nhóm IntraLaselà 4,79 ± 2,29 µm, trong nhóm Moria M2 là 20,12 ± 7,24 µm (p < 0,05). Vạt tạo bằng IntraLase FemtosecondLaser đồng nhất hơn vạt tạo bằng dao Moria M2. Độ nhạy tương phản sau mổ của 2 nhóm ở các thị tần 1,5; 3; 6c/deg thời điểm 1 tháng giảm so với trước mổ và ở thời điểm 3 tháng thì phục hồi gần tương đương với trước mổ.Độ nhạy tương phản thị tần 12 và 18 c/deg không khác biệt so với trước mổ. Quang sai bậc cao sau mổ ở 2 nhómđều tăng so với trước mổ, trong đó nhóm IntraLase có độ tăng quang sai dạng cầu sai ít hơn nhóm Moria M2. Cả2 nhóm đều không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Kết luận: Vạt giác mạc tạo bằng IntraLase Femtosecond Laser chính xác và đồng nhất hơn vạt giác mạc tạobằng dao Moria M2. Từ khóa: Phẫu thuật LASIK, hình thái vạt giác mạc, độ nhạy tương phản, quang sai bậc cao, IntraLaseFemtosecond Laser, Moria M2. * Bộ môn Mắt Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: Trần Minh Trí, Điện thoại: 0939.333535 Email: dr_minhtri@yahoo.com.vn122 Chuyên Đề Tai Mũi Họng – MắtY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y họcABSTRACT COMPARISON OF CORNEAL FLAP MORPHOLOGY USING INTRALASE FEMTOSECOND LASER VERSUS MORIA M2 MICROKERATOME Tran Minh Tri, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 122 - 130 Background - Objectives: Nowadays, LASIK is the most popular approach in the world for the correctionof refractive error. The creation of corneal flap is the fundamental step in LASIK. At present, the corneal flap canbe created with a mechanical microkeratome or femtosecond laser. Although microkeratome has been improvedcontinuously to make flaps more accurate and safer, the rate of flap-related complications is still high. In 2000,femtosecond laser was applied in making flaps. Since then, flap-related complications have been decreased. Studiesin the world report that femtosecond laser makes flaps more accurate and more uniform than microkeratome andLASIK surgery with femtosecond laser has less complications than one with microkeratome. The purpose of the current study is to compare the morphology of LASIK flaps created by IntraLaseFemtosecond Laser and Moria M2 microkeratome. Method: Patients ...

Tài liệu được xem nhiều: