Danh mục

Sổ tay hướng dẫn thực hành tập huấn và truyền thông môi trường & BDKH tại cộng đồng: Phần 2

Số trang: 107      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.34 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1 cuốn "Sổ tay hướng dẫn thực hành tập huấn và truyền thông môi trường & BDKH tại cộng đồng" mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 để biết được một số thông tin cơ bản về sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn; phân loại rác thải tại nguồn; sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả trong gia đình;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay hướng dẫn thực hành tập huấn và truyền thông môi trường & BDKH tại cộng đồng: Phần 2 Phần 4 Đánh giá nhu cầu truyền thông về MT&BDKH liên quan đến chính sách đặc thù của địa phương Lưu ý Phần này chỉ sử dụng trong các lớp tập huấn cho chính quyền xã và các ban ngành, đoàn thể cấp xã.Mục tiêu- Tìm hiểu các chính sách và hanh động đặc thù trong quản lý môi trường và ứng phó với BDKH của mỗi xã tại địa bàn dự án can thiệp.- Xác định nhu cầu và khả năng kết nối giữa các chính sách và hanh động của địa phương với các hoạt động của dự án, nhất là các hoạt động truyền thông.Phương pháp và công cụ Phương pháp: thảo luận nhóm nhỏ, động não Công cụ: khung phân tích chính sách, giấy Ao, bút dạ, bảng trắngThời gian: 30 phút - 01 tiếngCác bước thực hiện Bước 1: Dẫn dắt thảo luận a. Hiện nay mỗi xã đã có những chính sách, hành động cụ thể nào để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và giảm thiểu BDKH? b. Nếu chưa có thì tại sao? Có cần thiết phải xây dựng các chính sách, triển khai hanh động đặc biệt nào cho địa phương không? c. Nếu đã có thì đâu là những khó khăn khi triển khai trong thực tế? Bước 2: Phân tích chính sácha. Chia nhóm theo xã, đưa ra yêu cầu và thời gian cho bài tập nhómb. Mỗi nhóm nhận bút, giấy Ao và vẽ 1 khung theo mẫuc. Liệt các các chính sách, hành động cụ thể hiện nay của xã trong việc quản lý môi trường và ứng phó với BDKH 64d. Phân tích những thuận lợi và khó khăn/tồn tại của mỗi chính sách/hành động Pagee. Xác định giải pháp cho mỗi khó khăn/tồn tại Khung phân tích chính sách STT Chính sách/hành động Thuận lợi Khó khăn Giải pháp 1 2 3 Bước 3: Trình bày kết quả thảo luận của mỗi nhóma. Từng nhóm(xã) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mìnhb. Các nhóm khác chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến về giải phápc. Thống nhất các giải pháp cần thực hiện của mỗi xã Lưu ý Mục tiêu của dự án là hỗ trợ các xã xây dựng chính sách, kế hoạch lồng ghép vấn đề MT&BDKH vào kế hoạch PTKTXH tại địa phương do vậy cần căn cứ vào các điêu luật và chương trình mục tiêu Quốc gia để thúc đẩy các xã quan tâm đến khía cạnh này. Bước 4: Sự hỗ trợ của dự án với địa phươnga. Dự án có thể hỗ trợ (kỹ thuật) được gì cho Chính quyền xã trong việc xây dựng và triển khai các chính sách MT&BDKH tại địa phương?b. Nếu có các buổi truyền thông ở thôn/xóm thì nên đi sâu vào nội dung nào?c. Các chính sách đặc thù nào của địa phương cần được các hộ gia đình/người dân biết, hiểu rõ và tham gia nhiều hơn? Bước 5: Thống nhất các hoạt động/công việc Dự án có thể hỗ trợ địa phương Bước 6: Thống nhất thời gian và trách nhiệma. Ai/ban ngành nào sẽ đại diện chính thức cho xã phối hợp với Dự án?b. Thời gian cụ thể của mỗi hoạt động/công việc?Tài liệu đọc Hộp 5: Điều khoản liên quan đến xây dựng chính sách, kế hoạch cấp cơ sở 65 Luật bảo vệ môi trường 2005 Page Điều 122. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân cáccấp Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây: f. Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của mình; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và gia đình văn hóa; g. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân; h. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp; i. Hoà giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hoà giải; j. Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020Về quy hoạch: 3. Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Nội dung quy hoạch là: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BDKKHMục tiêu cụ thể - (7) Tích hợp được yếu tố BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và các địa phương; - (8) Xây dựng và triển khai được các kế hoạch hành động của các bộ/ngành và địa phương ứng phó với BĐKH; triển khai được các dự án thí điểm. 66 ...

Tài liệu được xem nhiều: