sổ tay hướng dẫn truyền thông nguy cơ đối với an toàn thực phẩm: phần 2
Số trang: 56
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.20 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
sổ tay này chú trọng các nguyên tắc thực tiễn và thông lệ tốt nhất về truyền thông nguy cơ để hỗ trợ quản lý nguy cơ cho những sự cố an toàn thực phẩm (bao gồm cả sự cố về chất lượng) liên quan đến những mối nguy hại sinh học, hóa học hoặc vật lý. tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 của sổ tay giới thiệu người đọc nội dung hai chương còn lại. hai chương cuối sẽ tập trung thảo luận các vấn đề chính cần suy xét để thực hiện ttnc về attp (chương 3) và trình bày thêm nội dung chi tiết về cách thực hiện ttnc trong các điều kiện thực tiễn (chương 4). mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
sổ tay hướng dẫn truyền thông nguy cơ đối với an toàn thực phẩm: phần 2 Chương 3. Các yếu tố chính cần xem xét trước khi thực hiện truyền thông về nguy cơ an toàn thực phẩm. Tóm tắt Chương: o Hiểu được bản chất của vấn đề ATTP là yếu tố quan trọng để xác định các phương pháp và cách tiếp cận truyền thông phù hợp. Điều này bao gổm hiểu biết về tính chất của nguy cơ, lợi ích và những mỗi nguy hại liên quan, chất lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có. Điều này cũng bao gồm hiểu biết về những công việc có thể thực hiện đối với nguy cơ, ai có khả năng thực hiện, và những hậu quả ngoài dự kiến có thể phát sinh khi giải quyết nguy cơ đó. o Hiểu về đối tượng đích là điều cần thiết cho sự thành công của TTNC về ATTP. Người làm truyền thông cần phải hiểu những gì mà đối tượng đích đã biết về nguy cơ, bất kỳ lỗ hổng nào về kiến thức có thể cần khắc phục, những mối lo ngại cụ thể và nhận thức của họ về nguy cơ. Hiểu được những khía cạnh này sẽ giúp cho biết đối tượng đích cần được thông tin tốt hơn ở những lĩnh vực gì và loại thông tin nào họ cần. o Để đạt được hiệu quả, người làm truyền thông nguy cơ cần xem xét nền tảng văn hóa và kinh tế -xã hội của đối tượng đích khi xây dựng thông điệp nguy cơ. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò đặc biệt của thực phẩm trong các nền văn hóa và xã hội, vai trò giới tính trong các nền văn hóa và xã hội cụ thể, và nhu cầu ngôn ngữ, và khả năng đọc của những quần thể dân cư khác nhau. o Để xác định cách tiếp cận đối tượng đích, điều cần thiết là phải hiểu được nguồn thông tin nào được tin tưởng, được sử dụng và tiếp cận thường xuyên với đối tượng đích, và các kênh truyền thông nào được sử dụng và tiếp cận. o Nguy cơ an toàn thực phẩm phải được thảo luận trong lịch sử, chính trị và môi trường truyền thông cụ thể trong đó nguy cơ xảy ra. Hiểu được các nội dung này sẽ giúp quyết định loại thông tin cần thiết để xử lý một vấn đề cụ thể về ATTP. o Để xác định mức độ can thiệp và nỗ lực cần thiết để xử lý một vấn đề về ATTP, điều quan trọng là cần cân nhắc cả mức độ tác động đến sức khỏe con người và mức độ lo lắng của công chúng liên quan đến vấn đề ATTP. Mục đích Mục đích của chương này là phác thảo và thảo luận các yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn phương pháp tiếp cận và thông lệ khả thi nhất để phổ biến thông tin về nguy cơ về một vấn đề ATTP cụ thể. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất của vấn đề cụ thể về ATTP và đối tượng đích cần thiết cận được giải thích sâu hơn. Lý do vì sao nhất thiết 45 phải xem xét môi trường lịch sử, chính trị và truyền thông trong đó vấn đề ATTP xảy ra được giải thích rõ và minh họa. Như vậy, chương này cung cấp những thông tin sâu sắc hơn giúp hiểu biết tốt hơn về những khái niệm và nguyên tắc chính được giới thiệu và trình bày ngắn gọn tại các Chương 1 và 2. 3.1 Hiểu bản chất của vấn đề ATTP Để đạt được hiệu quả, người làm TTNC phải có hiểu biết rõ ràng về bản chất của vấn đề về ATTP mà họ cần thực hiện truyền thông và hiểu biết tốt về cách điều chỉnh nỗ lực truyền thông cho phù hợp. Nếu không có được sự hiểu biết này, các thông điệp được xây dựng và hoạt động tương tác cần thiết với các bên liên quan và đối tượng đích có khả năng sẽ không mang lại kết quả. Thậm chí, do có thể được dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đáp ứng nhu cầu của đối tượng đích, chúng có thể dẫn đến hiểu sai, không tin và làm mất đi sự tín nhiệm với tổ chức. Điều này cuối cùng sẽ gây ra thất bại trong mục tiêu bảo vệ sức khỏe công cộng, môi trường hay sản xuất thực phẩm và kinh doanh nông sản an toàn. 3.1.1 Bản chất của nguy cơ và các lợi ích liên quan là gì? Hiểu biết tốt về các nguy cơ cụ thể (và lợi ích) liên quan đến vấn đề ATTP cụ thể là một điều quan trọng. Ở cấp độ cơ bản nhất, điều này bao gồm việc thu thập thông tin thiết yếu về: o o o o o Ai và cái gì có khả năng chịu ảnh hưởng? Ở mức độ nào? Với những hậu quả gì? Xác suất xảy ra đến đâu? Trong thời gian như thế nào (nghĩa là, tác động ngay hay lâu dài)? Ví dụ, khi hậu quả mang tính tức thời và nghiêm trọng, truyền thông cần được triển khai khẩn cấp và thường khác với trường hợp truyền thông để xử lý các nguy cơ không khẩn cấp về ATTP (xem Khung 3.1. về sự cố E. coli). Khung 3.1. Vụ bùng phát E. coli O157:H7 năm 2006 trong rau chân vịt tươi ở Mỹ17 Tóm tắt thông tin Năm 2006 xảy ra vụ bùng phát bệnh lây truyền qua thực phẩm ở Mỹ do E. coli O157:H7. Tại thời điểm phát hiện dịch và mối nguy hại, 50 người đã mắc và một người đã tử vong. Cuộc điều tra của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ quan y tế công cộng chịu trách nhiệm giám sát an toàn rau quả tươi tại Mỹ 17 Tình huống này được cung cấp bởi Ms Amy Philpott, Watson Green LLC. 46 Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét đã xác định rau chân vịt (rau bina) có thể là nguyên nhân của vụ bùng phát. Thách thức chính của truyền thông nguy cơ o Truyền thông về một nguy cơ ATTP mà chưa chắc chắn về nguyên nhân nhưng được hiểu là có mối nguy hiểm trước mắt gây hậu quả nghiêm trọng. Hành động FDA ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
sổ tay hướng dẫn truyền thông nguy cơ đối với an toàn thực phẩm: phần 2 Chương 3. Các yếu tố chính cần xem xét trước khi thực hiện truyền thông về nguy cơ an toàn thực phẩm. Tóm tắt Chương: o Hiểu được bản chất của vấn đề ATTP là yếu tố quan trọng để xác định các phương pháp và cách tiếp cận truyền thông phù hợp. Điều này bao gổm hiểu biết về tính chất của nguy cơ, lợi ích và những mỗi nguy hại liên quan, chất lượng/ tính chắc chắn của dữ liệu sẵn có. Điều này cũng bao gồm hiểu biết về những công việc có thể thực hiện đối với nguy cơ, ai có khả năng thực hiện, và những hậu quả ngoài dự kiến có thể phát sinh khi giải quyết nguy cơ đó. o Hiểu về đối tượng đích là điều cần thiết cho sự thành công của TTNC về ATTP. Người làm truyền thông cần phải hiểu những gì mà đối tượng đích đã biết về nguy cơ, bất kỳ lỗ hổng nào về kiến thức có thể cần khắc phục, những mối lo ngại cụ thể và nhận thức của họ về nguy cơ. Hiểu được những khía cạnh này sẽ giúp cho biết đối tượng đích cần được thông tin tốt hơn ở những lĩnh vực gì và loại thông tin nào họ cần. o Để đạt được hiệu quả, người làm truyền thông nguy cơ cần xem xét nền tảng văn hóa và kinh tế -xã hội của đối tượng đích khi xây dựng thông điệp nguy cơ. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò đặc biệt của thực phẩm trong các nền văn hóa và xã hội, vai trò giới tính trong các nền văn hóa và xã hội cụ thể, và nhu cầu ngôn ngữ, và khả năng đọc của những quần thể dân cư khác nhau. o Để xác định cách tiếp cận đối tượng đích, điều cần thiết là phải hiểu được nguồn thông tin nào được tin tưởng, được sử dụng và tiếp cận thường xuyên với đối tượng đích, và các kênh truyền thông nào được sử dụng và tiếp cận. o Nguy cơ an toàn thực phẩm phải được thảo luận trong lịch sử, chính trị và môi trường truyền thông cụ thể trong đó nguy cơ xảy ra. Hiểu được các nội dung này sẽ giúp quyết định loại thông tin cần thiết để xử lý một vấn đề cụ thể về ATTP. o Để xác định mức độ can thiệp và nỗ lực cần thiết để xử lý một vấn đề về ATTP, điều quan trọng là cần cân nhắc cả mức độ tác động đến sức khỏe con người và mức độ lo lắng của công chúng liên quan đến vấn đề ATTP. Mục đích Mục đích của chương này là phác thảo và thảo luận các yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn phương pháp tiếp cận và thông lệ khả thi nhất để phổ biến thông tin về nguy cơ về một vấn đề ATTP cụ thể. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ bản chất của vấn đề cụ thể về ATTP và đối tượng đích cần thiết cận được giải thích sâu hơn. Lý do vì sao nhất thiết 45 phải xem xét môi trường lịch sử, chính trị và truyền thông trong đó vấn đề ATTP xảy ra được giải thích rõ và minh họa. Như vậy, chương này cung cấp những thông tin sâu sắc hơn giúp hiểu biết tốt hơn về những khái niệm và nguyên tắc chính được giới thiệu và trình bày ngắn gọn tại các Chương 1 và 2. 3.1 Hiểu bản chất của vấn đề ATTP Để đạt được hiệu quả, người làm TTNC phải có hiểu biết rõ ràng về bản chất của vấn đề về ATTP mà họ cần thực hiện truyền thông và hiểu biết tốt về cách điều chỉnh nỗ lực truyền thông cho phù hợp. Nếu không có được sự hiểu biết này, các thông điệp được xây dựng và hoạt động tương tác cần thiết với các bên liên quan và đối tượng đích có khả năng sẽ không mang lại kết quả. Thậm chí, do có thể được dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đáp ứng nhu cầu của đối tượng đích, chúng có thể dẫn đến hiểu sai, không tin và làm mất đi sự tín nhiệm với tổ chức. Điều này cuối cùng sẽ gây ra thất bại trong mục tiêu bảo vệ sức khỏe công cộng, môi trường hay sản xuất thực phẩm và kinh doanh nông sản an toàn. 3.1.1 Bản chất của nguy cơ và các lợi ích liên quan là gì? Hiểu biết tốt về các nguy cơ cụ thể (và lợi ích) liên quan đến vấn đề ATTP cụ thể là một điều quan trọng. Ở cấp độ cơ bản nhất, điều này bao gồm việc thu thập thông tin thiết yếu về: o o o o o Ai và cái gì có khả năng chịu ảnh hưởng? Ở mức độ nào? Với những hậu quả gì? Xác suất xảy ra đến đâu? Trong thời gian như thế nào (nghĩa là, tác động ngay hay lâu dài)? Ví dụ, khi hậu quả mang tính tức thời và nghiêm trọng, truyền thông cần được triển khai khẩn cấp và thường khác với trường hợp truyền thông để xử lý các nguy cơ không khẩn cấp về ATTP (xem Khung 3.1. về sự cố E. coli). Khung 3.1. Vụ bùng phát E. coli O157:H7 năm 2006 trong rau chân vịt tươi ở Mỹ17 Tóm tắt thông tin Năm 2006 xảy ra vụ bùng phát bệnh lây truyền qua thực phẩm ở Mỹ do E. coli O157:H7. Tại thời điểm phát hiện dịch và mối nguy hại, 50 người đã mắc và một người đã tử vong. Cuộc điều tra của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), cơ quan y tế công cộng chịu trách nhiệm giám sát an toàn rau quả tươi tại Mỹ 17 Tình huống này được cung cấp bởi Ms Amy Philpott, Watson Green LLC. 46 Chương 3| Các yếu tố chính cần xem xét đã xác định rau chân vịt (rau bina) có thể là nguyên nhân của vụ bùng phát. Thách thức chính của truyền thông nguy cơ o Truyền thông về một nguy cơ ATTP mà chưa chắc chắn về nguyên nhân nhưng được hiểu là có mối nguy hiểm trước mắt gây hậu quả nghiêm trọng. Hành động FDA ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay hướng dẫn truyền thông An toàn thực phẩm Truyền thông nguy cơ về an toàn thực phẩm Vai trò của thực phẩm Tìm hiểu đối tượng đích Đánh giá năng lực truyền thông nguy cơGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cẩm nang An toàn thực phẩm trong kinh doanh
244 trang 231 1 0 -
Nghiên cứu quy trình sản xuất kẹo dẻo thanh long nhân dâu tây quy mô phòng thí nghiệm
8 trang 215 0 0 -
Giáo trình Thương phẩm và an toàn thực phẩm (Nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
59 trang 116 6 0 -
10 trang 82 0 0
-
Nghiên cứu quy trình sản xuất sữa hạt mít
8 trang 76 0 0 -
10 trang 71 0 0
-
24 trang 63 0 0
-
Giáo trình Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
130 trang 62 0 0 -
Giáo trình Một sức khỏe: Phần 2
110 trang 61 0 0 -
giáo trình dinh dưỡng và an toàn thực phẩm: phần 1 - nxb Đà nẵng
141 trang 55 0 0