Thông tin tài liệu:
nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, cũng như nguồn tài liệu tham khảo học hỏi trong sửa chữa điện thoại di động. nên chúng tôi làm quyển này, nhằm cung cấp 1 số kiến thức cơ bản cho các bạn mới vào nghề và chưa có dịp tiếp xúc với nhiều đời máy khác nhau. các bạn có thể dùng này làm giáo án giảng dạy cũng rất tốt cho các học viên mới. tôi thấy có rất nhiều tài liệu trên mạng, mà có một số bạn có thể không biết nên tôi gom...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
sỔ tay kỸ thuẬt viÊn sỬa chỮa ĐiỆn thoẠi di ĐỘng
Công ty CPS Vietnam – www.cps.vn
SỔ TAY
KỸ THUẬT VIÊN SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
(Bài 1)
Giới Thiệu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tự học, cũng như nguồn tài liệu tham khảo học hỏi trong sửa chữa
điện thoại di động. Nên chúng tôi làm quyển Ebook này, nhằm cung cấp 1 số kiến thức cơ bản
cho các bạn mới vào nghề và chưa có dịp tiếp xúc với nhiều đời máy khác nhau. Các bạn có
thể dùng Ebook này làm giáo án giảng dạy cũng rất tốt cho các học viên mới. Tôi thấy có rất
nhiều tài liệu trên mạng, mà có một số bạn có thể không biết nên tôi gom lại thành 1 quyển
Ebook cho các bạn tiện theo dõi.
I- 10 điểm cần lưu ý khi mua ĐTDĐ.
Sắm được một chiếc mobile ứng ý có khi không chỉ là vấn đề của tiền bạc mà còn cần tới
những kinh nghiệm xương máu đúc kết từ thực tế sử dụng. Sau đây là một số chú ý khi
lần đầu tiên vào cửa hàng di động:
1. Tìm đến 1 trong 6 nhãn hiệu điện thoại lớn nhất thế giới bởi những hãng này cung cấp
vùng phủ sóng và chất lượng cuộc gọi tốt. Có thể họ sẽ nói rằng nhãn hiệu của mình là
hoàn hảo, bởi vậy hãy hỏi hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp xem hãng nào cung cấp sóng
mạnh nhất ở nơi bạn sống, làm việc, đi lại.
2. Quan tâm tới tuổi thọ pin, bởi 1 máy điện thoại hết pin sẽ không khác gì 1 cục gạch. Hãy
yêu cầu người bán hàng cho xem bảng so sánh thời gian đàm thoại. Hãy nghĩ đến lúc bạn
phải đi đâu xa 1 ngày và lúc nào cũng phải sạc pin.
3. Kiểm tra loa. Thông thường, bạn có thể thực hiện cuộc gọi trong vùng ở cửa hàng điện
thoại và phải chắc chắn âm thanh qua điện thoại đủ to và rõ.
4. Xem xét chức năng rảnh tay trên máy điện thoại. Bạn có thể phải cần tới nó khi điều
khiển các phương tiện trên đường. Có gắng trong khả năng của mình tìm một chiếc điện
thọai có khả năng kết nối Bluetooth không dây.
5. Kiểm tra cài đặt nếu bạn dự định sử dụng những dịch vụ như nhắn tin, tin nhắn hình ảnh,
email hay thực hiện cuộc gọi ở vùng nông thôn.
6. Thường xuyên kiểm tra các trang web của nhà sản xuất hay các trang mua bán để xem
thông tin về sản phẩm bạn đang nhắm và cũng để không bị hớ khi mua.
7. Đừng quá mờ mắt vì giá rẻ. Những điện thoại siêu rẻ thường yêu cầu bạn phải đăng ký
sử dụng dịch vụ trong 2 năm hay hơn.
8. Hãy để ý đến kế hoạch gia đình hay bạn bè thân của bạn. Nhiều hãng điện thoại cung
cấp những mức giá bất ngờ cho những người thân cùng sử dụng máy của hãng đó và bạn
sẽ tiết kiệm được rất nhiều.
9. Lựa chọn băng tần điện thoại của bạn cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu bạn thường xuyên
ra nước ngoài, hãy chọn điện thoại băng tần 1800 MHz.
10. Đừng ngại đem trả lại điện thoại. Nhiều hãng cho phép người sử dụng thử máy trong
vòng 15 ngày. Bởi vậy, bạn hãy sử dụng thật nhiều vào tuần đầu tiên bạn mua máy mới.
Nếu có bất cứ một vấn đề gì bạn không hài lòng, như âm thanh nghẹt, vùng sóng chết, pin
yếu, hãy đổi lấy cái khác.
II- Tìm hiểu về 3G.
Công ty CPS Việt Nam, Trụ sở chính: Tòa nhà 110A Chu Văn An, P.26, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
ĐT: (08) 6272.2727 - 3500.3355 - 3500.3399 – 35007799, website: www.cps.vn
1
Công ty CPS Vietnam – www.cps.vn
3G là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của viễn thông di động. 1G của điện thoại di
động là những thiết bị analog, chỉ có khả năng truyền thoại. 2G của ĐTDĐ gồm cả hai
công năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số.
Phần lớn ĐTDĐ ngày nay đều có tiêu chuẩn 2G và sử dụng chuẩn GSM - hệ thống di
động kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất. Liên minh Viễn thông Quốc tế bắt đầu phát
triển các tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống di động 3G vào giữa thập niên 90. 3G được
thiết kế để cung cấp băng tần cao hơn, hỗ trợ cho cả hai dịch vụ thoại và dữ liệu
multimedia, như audio và video. Tốc độ tải về của thiết bị 3G là 128 Kbps (khi sử dụng
trong ôtô), 384 Kbps (khi thiết bị đứng yên hoặc chuyển động với tốc độ đi bộ) và 2 Mbps
từ các vị trí cố định.
Có thể làm gì với 3G? 3G giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như e-
mail và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các
ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ
điện thoại máy ảnh; gửi và nhận e-mail và file đính kèm dung lượng lớn; tải tệp tin video
và MP3; và nhắn tin dạng chữ với chất lượng cao. Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng
ta download và xem phim từ các chương trình TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh
toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi bưu thiếp kỹ thuật số.
Các từ về 3G và định nghĩa.
CDMA: Công nghệ di động kỹ thuật số sử dụng các kỹ thuật trải băng tần. Các kỹ
thuật này sử dụng hết băng tần có được dành cho m ỗi kênh, thay vì phân bổ một tần
số đặc thù cho từng người sử dụng.
EDGE: Phiên bản nâng cấp của dịch vụ vô tuyến GSM, có khả năng phân phối dữ liệu
với tốc độ 384 Kbps trên các mạng băng thông rộng.
GPRS: Tiêu chuẩn truyền thông vô tuyến có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 115
Kbps, và dùng để gửi và nhận các gói dữ liệu nhỏ, như e-mail và download rất hiệu
quả.
GSM: Tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi dành cho các hệ thống ĐTDĐ kỹ thuật số, sử
dụng TDMA băng hẹp để thực hiện 8 cuộc gọi cùng một lúc trên cùng một tần số.
MMS (Dịch vụ nhắn tin multimedia): Phương pháp gửi tập tin âm thanh và hình ảnh
cùng các tin nhắn dạng văn bản ngắn trên mạng vô tuyến sử dụng giao thức WAP.
ĐÀO TẠO KỸ THUẬT SỬA CHỮA
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CHUYÊN NGHIỆP
Tìm hiểu và ghi danh tại Hệ thống đào tạo Công ty CPS Việt Nam
Trụ sở chính: Tòa nhà 110A Chu Văn An, P.26, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM; ĐT: (08) 3500.3355
Quận 6 – 11: 708 Hồng Bàng, ...