Danh mục

Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp trên cây mía

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.27 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu bệnh trên cây mía. Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp trên cây míaCÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN MÍA ĐƯỜNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY MÍA (Tài liệu lưu hành nội bộ) ĐỒNG NAI, THÁNG 6/2011 Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía LỜI GIỚI THIỆU Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọngđầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong nhữngyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu bệnh trên cây mía.Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự pháttriển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dựtrữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng. Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chếbiến sẽ có hàm lượng đường thấp. Hiện nay sản lượng đường/ha bình quân của Việt Nam đang ở mức nhỏ hơn 4tấn đường/ha. Trong khi đó, tại các nước láng giềng của chúng ta như Philippines đãlà 5,5 tấn/ha, Thái Lan là 7 tấn/ha. Điều đó có nghĩa là năng suất sản xuất đường củachúng ta đang ở mức thấp và cần có những nỗ lực để vượt qua những khoảng cách đó. Một trong những yếu tố giúp tăng năng suất đường là giảm thiệt hại sâu bệnhthông qua triển khai chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp cho cây trồng, gọi tắt làIPM. Sử dụng IPM trên cây mía là áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật một cáchhợp lý, duy trì cân bằng hệ sinh thái ruộng mía, duy trì đa dạng sinh học, các loại dịchhại được duy trì ở mức độ thấp dưới mức gây hại có ý nghĩa kinh tế, cây mía sinhtrưởng phát triển tốt, cho năng suất chữ đường cao. Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển MíaĐường đã cùng hợp tác để biên soạn tài liệu này, nhằm bước đầu cung cấp các thôngtin kiến thức cơ bản và cần thiết cho các cán bộ nông vụ và nông dân trồng mía triểnkhai quản lý tốt dịch hại theo IPM trên toàn bộ diện tích mía của vùng nguyên liệu, vớimục đích ổn định và phát triển bền vững. Các thông tin trong tài liệu này chủ yếu rút ra từ các kết quả nghiên cứu gầnđây của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, cũng như những quan sáthiện trạng mía ở vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng những thông tinnày cũng sẽ có ích cho các vùng nguyên liệu mía khác trong cả nước. Đây là tài liệu biên soạn lần đầu tiên, còn nhiều thiếu sót, mong rằng với sựtham gia góp ý của các cán bộ nông nghiệp và bà con nông dân, tài liệu sẽ được tiếptục hiệu chỉnh, bổ sung hàng năm, để lần tái bản sau tài liệu sẽ ngày càng hoàn chỉnhhơn. Xin chân thành cảm ơn những đóng góp ý kiến của TS Cao Anh Đương –Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường, TS Đỗ Ngọc Diệp – Nguyên Việntrưởng Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát đã giúp chúng tôi thực hiện hoàn chỉnhhơn các nội dung của tài liệu này. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA TỔNG GIÁM ĐỐCCông ty Cổ phần Đường Biên Hòa – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía Đường – 6/2011 1/46 Sổ tay quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây mía Phần thứ nhất ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP1. Định nghĩa về dịch hại cây trồng và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)1.1 Dịch hại là gì? Dịch hại là tất cả động vật, thực vật và các vật sống gây thiệt hại hoặc truyềnbệnh tật cho cây trồng, các sinh vật khác thậm chí cả người. Các loại dịch hại chính của cây trồng gồm: - Sâu: Tên gọi chung cho nhóm côn trùng, có nhiều loại sâu thay đổi hình dạngmột lần hay nhiều lần trong vòng đời của chúng. - Nhện: Các loại nhện rất nhỏ, màu đỏ hoặc xanh, có 8 chân. - Ốc và sên: Là loại có thân mềm và nhớt. Thân ốc được bao bọc lớp vỏ cứng,còn loài sên thì không có vỏ bao. Ban ngày chúng nghỉ, ban đêm đi kiếm ăn. - Tuyến trùng: Là loại rất nhỏ, không màu, không thấy được bằng mắt thường.Tuyến trùng chích, hút rễ thân, đỉnh sinh trưởng và gây hại làm cho cây kém pháttriển. Rất khó phòng trừ tuyến trùng - Gậm nhấm: Là loài chuột, sóc, thỏ có thể gây hại cho cây trồng, hoa quả vàsản phẩm trong kho. Chuột sinh sản nhanh và có thể phòng trừ có hiệu quả bằng nhiềubiện pháp kết hợp với nông dân. - Cỏ dại: Là những loại thực vật mà ở một thời điểm hay một nơi nào đó, conngười không mong muốn có sự hiện diện của chúng. Cỏ dại làm cản trở việc sử dụngnguồn tài nguyên đất, nước.1.2 Quản lý dịch hại tổng hợp là gì? Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM, viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Integrated PestManagement), được định nghĩa là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnhcụ thể của môi trường và những biến động quần ...

Tài liệu được xem nhiều: