Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Cây mía" trình bày các nội dung: Giống mía, kỹ thuật nhân và sản xuất giống - kỹ thuật trồng mía; thu hoạch - chế biến đường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Cây mía: Phần 2 Chương 3 GIỐNG MÍA, KỸ THUẬT NHÂN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG3.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỐNG TRONG KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY MÍA Cũng như các cây trồng khác, giống là biện pháp kỹ thuật “tiền đề” trong thâmcanh. Bởi vậy, công tác giống là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và phẩm chấtcây mía. Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, cuộc cách mạng xanh (thực chất là cuộc cáchmạng giống cây trồng) đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc, to lớn trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp. Cụ thể đó là khả năng tăng năng suất và phẩm chất cây mía bằng con đườngchọn tạo, nhân giống với mục đích tối ưu nhằm thoả mãn nhu cầu đường ngày càng tăngcủa nhân loại. Chính vì vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý tập trungđến việc nghiên cứu chọn tạo giống mía mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thay dầncác giống cũ, đã đem lại cho ngành mía đường của nhiều nước trên thế giới những tiếnbộ vượt bậc như: Indonesia, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Cuba... Ở Indonesia, năm 1893 đã lai tạo được giống mía mới POJ 28 - 78. Đến năm 1930giống này đã chiếm tới 98% diện tích trồng mía ở Indonesia và lợi nhuận thu được trongmột năm đã bù đắp lại đủ kinh phí của 40 năm chi cho nghiên cứu khoa học để chọn tạora giống mía mới ở nước này. Ở Đài Loan trong vòng 50 năm qua đã đẩy mạnh việc nhập nội giống trên cơ sở đóđể chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt thay thế giống cũ 4 lần, mỗi lần làm tăng sản lượngmía lên 40% đã đem lại cho nghề trồng mía ở nước này đạt hiệu quả kinh tế cao. Do hiệu quả của giống đem lại mà hiện nay các nước trồng mía trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam rất quan tâm chú ý đến công tác nhập nội, lai tạo giống nhằm tạo ragiống mía mới có năng suất và hàm lượng đường cao, thích nghi với từng vùng sinh tháikhác nhau cũng như phù hợp với các biện pháp canh tác và chế biến từ thủ công đếnhiện đại nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho ngành sản xuất mía đường...3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG MÍA ĐƢỜNG Ở VIỆT NAM Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng giống míamới đã được Nhà nước, các bộ, ngành mía đường ở các địa phương và các công ty míađường quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó người trồng mía cũng đã có cách nhìn toàn diện 55hơn về hiệu quả áp dụng giống mía mới vào sản xuất. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu vềgiống mía cũng dần lớn mạnh hơn cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các giống mía mới đã đạtđược những bước tiến bộ đáng kể, dần dần đi vào thế ổn định, mang lại hiệu quả kinh tếrõ rệt cho ngành mía đường. Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn nhất định: Sự gắn kết giữa cơ quan nghiên cứu và đơn vị sản xuất chưa thật chặt chẽ nên việcchuyển giao kết quả nghiên cứu ra sản xuất còn chậm và kém hiệu quả hơn so với yêucầu thực tế. Nhiều giống mía cũ: Comus, F134..., vẫn còn đang chiếm một tỷ lệ tương đối caotrong cơ cấu giống ở nhiều vùng mía nguyên liệu ở nước ta. Một số giống mía mới trong sản xuất đang có biểu hiện chống chịu sâu bệnh kémnhư ROC 16, ROC 10... song chưa có biện pháp khắc phục. - Các giống mía mới như QĐ15, VN85 - 1427; VN84 - 422; VN85 - 1859; DLM24... lại chiếmdiện tích chưa cao. Ngoài ra, do nhiều địa phương và một số công ty mía đường chưa ý thức đượcnhững thiệt hại to lớn của việc sử dụng hom giống mía không đạt tiêu chuẩn, không rõnguồn gốc và xuất xứ trong sản xuất mía nguyên liệu nên đã làm cho tiến độ hoàn thànhcũng như đi vào vận hành đồng bộ hệ thống sản xuất và cung ứng hom giống mía sạchsâu bệnh, chất lượng cao 3 cấp (Cấp 1: Sản xuất giống gốc, cấp 2: Sản xuất giống xácnhận, cấp 3: Sản xuất giống thương phẩm) theo đề án “Phát triển giống mía cho vùngnguyên liệu của các nhà máy đường giai đoạn 2003 - 2008” bị chậm hơn so với dự kiến,ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng các giống mía mới sau khi nghiên cứu vàchuyển giao ra sản xuất... Việc xác định cơ cấu giống mía rải vụ hợp lý cho từng vùng mía chưa được giảiquyết một cách triệt để, đúng mức. Khả năng đáp ứng nhu cầu giống mới chưa cao, chưathoả mãn được yêu cầu của sản xuất, hầu hết các vùng mía nguyên liệu chưa xây dựngđược hệ thống nhân nhanh và cung cấp mía giống cho sản xuất đại trà. Từ đó dẫn đếnnăng suất và chất lượng mía chưa cao, hiệu quả sản xuất còn bấp bênh, không ổn định.3.3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIỐNG MÍA TRONG THỜI GIAN TỚI Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đi vào vận hành đồng bộ hệ thống sản xuất vàcung ứng hom giống mía sạch sâu bệnh chất lượng cao 3 cấp. Theo định hướng phát triển mía đường đến năm 2020, các cơ quan quản lý chuyênngành mía đường cần tham mưu cho bộ Nông nghiệp và PTNT sớm sửa đổi hoặc banhành các chính sách mới đối với công tác quy hoạch và phát triển các vùng s ...