Danh mục

SỐC

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.85 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây giảm tưới máu mô so với nhu cầu, hậu quả giảm cung cấp oxygen và glucose cũng như giảm lấy đi những chất biến dưỡng tế bào như: acid lactic, CO2. Nếu không điều trị kịp thời sẽ diễn tiến tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan đưa đến tử vong. Phân loại sốc: Sốc giảm thể tích: thường gặp nhất ở trẻ em, do thểtích máu lưu thông giảm như tiêu chảy, mất máu, phỏng, nhiễm trùng huyết. Sốc phân bố: giãn mạch, kháng lực mạch...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỐC SỐCI. ĐẠI CƯƠNG:  Sốc là tình trạng suy tuần hoàn cấp gây giảm tưới máu mô sovới nhu cầu, hậu quả giảm cung cấp oxygen và glucose cũng như giảm lấyđi những chất biến dưỡng tế bào như: acid lactic, CO2. Nếu không điều trịkịp thời sẽ diễn tiến tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan đưa đến tửvong.  Phân loại sốc: o Sốc giảm thể tích: thường gặp nhất ở trẻ em, do thể tích máu lưu thông giảm như tiêu chảy, mất máu, phỏng, nhiễm trùng huyết. o Sốc phân bố: giãn mạch, kháng lực mạch máu giảm: như shock phản vệ và nhiễm trùng huyết. o Sốc tim: ít gặp ở trẻ em, do suy yếu chức năng co bóp cơ tim như: tim bẩm sinh, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng tim.II. CHẨN ĐOÁN:1. Công việc chẩn đoán:a) Hỏi bệnh:  Tiền căn tim bẩm sinh, thấp tim.  Bệnh sử: sốt, tiêu chảy, ổ nhiễm trùng, chấn thương, xuấthuyết tiêu hóa.  Tiền căn dị ứng và các thuốc dùng trước đó, côn trùng đốt.b) Khám lâm sàng:  Chú ý dấu hiệu tim mạch và hô hấp để xác định mức độ sốcvà loại trừ nguyên nhân sốc tim. Dấu hiệu nghi ngờ sốc tim: Gallop, âmthổi, tim to, gan to, tĩnh mạch cổ nổi.  Đánh giá mạch, huyết áp, nhịp thở, màu da, tay chân ấm haylạnh, thời gian phục hồi màu da, tri giác, nước tiểu. Ở trẻ em dấu hiệu tiểu ítgiúp theo dõi đáp ứng điều trị nhiều hơn là đánh giá ban đầu.  Khám toàn diện từ đầu đến chân. Đặc biệt chú ý các dấu hiệunhư dấu mất nước; thiếu máu; ổ nhiễm trùng; tử ban; hồng ban.c) Đề nghị cận lâm sàng:  Công thức máu, dung tích hồng cầu, đếm tiểu cầu.  Điện giải đồ, đường huyết.  Nếu nghi sốc nhiễm trùng: Phết máu ngoại biên, cấy máu,CRP, chức năng gan thận, TPTNT, cấy nước tiểu (nếu có triệu chứng tiếtniệu), soi cấy phân (nếu có tiêu chảy).  Nếu sốc tim đo ECG, X quang tim phổi, siêu âm tim tìmnguyên nhân hoặc đánh giá chức năng co bóp cơ tim.  chức năng đông máu trong trường hợp sốc nhiễm trùng, sốckéo dài, lâm sàng có biểu hiện rối loạn đông máu.  Khí máu khi có suy hô hấp.2. Chẩn Đoán sốc:  Sốc: o Tim nhanh, mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹp. o Thời gian phục hồi màu da > 3 giây. o Lừ đừ, bứt rứt. o Tiểu ít (nước tiểu < 1 ml/kg/giờ).  Sốc nặng: o Tay chân lạnh có hoặc không da nổi bông. o Mạch = 0, huyết áp = 0. o Vật vã, hôn mê. o Tiểu ít hoặc không có nước tiểu.3. Chẩn đoán nguyên nhân sốc:  Sốc phản vệ: tiếp xúc dị nguyên như thuốc, thức ăn lạ, côntrùng đốt.  Sốc mất máu: vết thương đang chảy máu, chấn thương ngựcbụng, gãy xương, ói, tiêu máu, kèm dung tích hồng cầu giảm.  Sốc giảm thể tích: tiêu chảy mất nước, phỏng, CVP thấp.  Sốc nhiễm trùng: o Lâm sàng: sốt, vẻ mặt nhiễm trùng, ổ nhiễm trùng, nếu có ban máu nghĩ não mô cầu. o Cận lâm sàng: bạch cầu tăng chuyển trái, hạt độc, không bào, CRP tăng, cấy máu dương tính.  Sốc sốt xuất huyết: sốc ngày thứ 4-5, xuất huyết da niêm, ganto kèm dung tích hồng cầu tăng, tiểu cầu giảm.  Sốc tim: o Lâm sàng: tiền căn bệnh tim, tim nhanh, gallop, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. o Cận lâm sàng: X-quang có bóng tim to; siêu âm có bất thường tim hoặc mạch máu lớn, chức năng co bóp cơ tim giảm.III. ĐIỀU TRỊ:1. Nguyên tắc điều trị:  Điều trị thiếu oxy mô.  Phục hồi cung lượng tim.  Điều trị biến chứng.  Điều trị nguyên nhân.2. Điều trị chống sốc:  Điều trị chung o Thở oxy qua canulla, đặt nội khí quản thở máy nếu trẻ sốc nặng kèm tím tái, ngưng thở. o Đặt bệnh nhân nằm phẳng chân cao để tăng lượng máu về tim, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì có thể chèn ép cơ hoành gây khó thở. Ngoại trừ sốc tim cho nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi. o Cầm máu nếu đang chảy máu (đè ép hoặc băng ép). o Thiết lập 1 hoặc 2 đường truyền TM: chọn TM lớn ở chi, dùng kim luồn lớn nhất có thể được, nếu sau 5 phút chưa thiết lập được đường truyền cần bộc lộ tĩnh mạch ở cổ chân hoặc ở trẻ < 6 tuổi, có thể truyền Tủ Bếpy xương bằng kim 18, tạm thời trong khi chờ bộc lộ tĩnh mạch.  Sốc nhiễm trùng, sốc giảm thể tích:a. Điều trị ban đầu:  Truyền nhanh Normal saline hoặc Lactate Ringer 20mL/kg/giờ. Nếu mạch=0 và HA = 0 truyền nhanh tr ...

Tài liệu được xem nhiều: