Soi thua, Trần Lương thua, chỉ có giáo điều là thắng?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Soi thua, Trần Lương thua, chỉ có giáo điều là thắng?Soi thua, Trần Lương thua,chỉ có giáo điều là thắng?Tôi không hề có ý định làm cho rõ cái việc Soi đúng hay Trần Lương đúngvì đúng sai cũng rất tương đối, chưa kể cả hai đều có phần đúng (nhiều). Màchả nhẽ nếu Soi đúng thì Trần Lương không đủ khả năng làm nghệ sỹ nữahay sao. Hoặc ngược lại nếu Trần Lương đúng thì Soi làm ơn từ nay đừngléng phéng đến lĩnh vực nghệ thuật mà cho những í kiến này nọ?Thế nhưng cũng không thú lắm với việc Lê Hà nói rằng Soi nên dừng nhữngcuộc tranh luận “ vô bổ” và khuyên: “ Ví dụ như những bài giới thiệu nghệ sĩtrong nước và quốc tế sẽ trở nên dày dặn, nhiều chiều và thực sự bổ ích chocả các nghệ sĩ lẫn những người yêu nghệ thuật nếu thu hút được nhữngngười như anh Trần Lương vào xem và bình luận bằng con mắt chuyênmôn”.Ở đây có mấy vấn đề mà tôi cho rằng nó không “vô bổ” như Lê Hà nghĩ.1. Nó chỉ “vô bổ” khi ai đó đang theo dõi và đợi cuộc tranh luận này vớicách nghĩ của kẻ vào hóng hớt kết quả (như một người chứng tỏ mình yêubóng đá bằng cách đi tắt ra tiệm báo rất sớm đọc bình luận về trận tối hômtrước rồi cố nhớ tỉ số trước khi đến quán cà phê để mà bàn.)2. Theo tôi, chả cuộc tranh luận nào vô bổ cả, nếu nó thật lòng. Và vì thế tôithấy cuộc tranh luận này là thú vị. Bởi vì thông qua cuộc tranh luận này, tôihiểu thêm được anh Trần Lương, (mà thông qua đó) tôi hiểu được một phầnnhững suy nghĩ của họa sỹ đương đại Việt Nam.Tôi đọc bài trả lời và thắc mắc: tại sao anh Trần Lương lo lắng đến vậy vàcho rằng Soi giống như một nhà tuyên huấn. Lê Hà nói đúng, Trần Lươngchưa đọc kĩ bối cảnh khi Soi nói về cái bẫy 300 năm đối với nghệ sỹ, đề tàinày được nói đến khá cập nhật với bối cảnh mỹ thuật Việt Nam hiện thời.Tôi cảm thấy ở đây anh Trần Lương đang có những phản ứng thái quá. Vộiáp lên Soi như hình ảnh của một vị tuyên huấn rồi tiếp tục cảnh báo nó nângquan điểm: “Đằng sau những ‘Cao quý’, ‘Trách nhiệm’, ‘Hiệu quả’, tôi thấyđây là một lập luận nguy hiểm nhưng duy ý chí!” Nguy hiểm vì đây là lậpluận đầy chất thực dụng, dễ thuyết phục người sáng tạo trẻ! Nguy hiểm nữalà nó muốn mang đi cơ hội phấn đấu vinh danh cho một dân tộc còn đangtrầm luân về sáng tạo nói chung và văn hóa nói riêng (trong đó những thứnghệ thuật phục vụ và ăn liền đã đè chết những mơ ước và sự hoang tưởngthanh khiết)”.Trời đất, đao to búa lớn quá. Đọc xong những dòng này, tôi cảm giác TrầnLương mới chính là một nhà có phẩm chất tuyên huấn bẩm sinh. Phát triểntrên một ý kiến nhỏ của Soi (một người thưởng thức) chỉ đơn giản là khi đixem một tác phẩm trình diễn và không thấy thích rồi mong muốn rất đơngiản là phải chi có những tác phẩm trình diễn xem vào thích ngay.Vậy mà anh Trần Lương bị ám ảnh ngay với cái mà anh cho rằng Soi đangđòi quay lại giai đoạn mà nghệ thuật phục vụ cách mạng, phục vụ giai cấpcông, nông, binh!!! Và theo anh, đấy là giai đoạn đã làm nghệ thuật xuốngcấp.Điều này làm tôi nhớ lại việc nhóm 5 họa sỹ thời ấy (Hòa, Hiếu, Vinh,Dũng, Lương), nổi đình đám đầu những thập niên 90 của thế kỉ trước vàđược cho là “đổi mới” một phần lớn nhờ có tài, nhưng phần nữa là được cholà biết chống lại những quan điểm cũ của nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Phảichăng phản ứng thái quá của Trần Lương ngày hôm nay (trước Soi) chỉ làmột sự muốn kéo dài cái chiến tích thời đó không? Nếu là động cơ đó thìđáng buồn, và có thể nói, sau hai mươi năm, chính những người tưởng sẽ đổimới lại chưa hề đổi mới như người ta vẫn ngộ nhận; Các đồng chí cán bộtuyên huấn vẫn còn rất nhiều trong tâm can các nghệ sỹ: nó chỉ nấp dướihình thức khác. Càng đúng, một khi anh Trần Lương vẫn viện vào VanGogh và những câu chuyện cũ kĩ về một thiên tài bị bỏ quên.Thế nhưng từ bấy đến nay, đã rất nhiều thay đổi, và chắc anh Trần Lươngcũng chả lạ gì: nào là hình thức trình diễn, sắp đặt… cùng với sự phát triểnvũ bão của các phương tiện truyền thông đa phương tiện.Với việc chống lại sự sáo mòn, sự quá lệ thuộc vào thẩm quyền của các nhàphê bình nghệ thuật, hàng ngày hàng giờ, giới thưởng thức nghệ thuật và cácnghệ sỹ đang có xu hướng tham gia đồng thời và cùng nhau trong sáng tạonghệ thuật. Nghệ thuật càng ngày càng trở nên trực tiếp, tức thời và giảiquyết trực diện mọi vấn đề của xã hội, của cá nhân. Rõ ràng là không thể cấtvào kho một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng của tác giả và có tác động, thamgia đồng thời của người xem để 300 năm sau mang ra soi sét.Thế nhưng chính vì sự tưởng như dễ dàng, ngẫu hứng, tưởng như vô thưởngvô phạt đó của các xu thế mĩ thuật ngày nay cũng đã tạo ra lắm những kẻ bấttài; họ lợi dụng sự đa nghĩa, đa chiều mà cho ra những sản phẩm chả ra gì.Cái đó khá nhiều, và ở Việt Nam, khi đang vội chạy theo làn sóng mới mộtcách hời hợt, hình thức thì lại càng nhiều.Vậy nhưng đa phần người thưởng thức thường không muốn nói ra điều màmình nhận thấy, rằng nhiều cái “chả ra gì”. Họ ngại là đúng: hãy nghe anhTrần Lương phân tích choi Soi mà xem: nào nghệ thuật thì không thể mộtsớm một chiều, nào phải nâng cao nhận thức..vv. Vậy thì im đi thì hơn, nhỡđâu lại bỏ sót một Van Gogh nữa thì sao. Ít người bây giờ nói như Soi:“chán”, đơn giản là “chán”. Đến đây tôi chợt nhớ đến câu chuyện củaAndecxen: bộ quần áo mới của hoàng đế. Và cũng nhờ nó mà tôi sực nhớđến việc không thú lắm với lời khuyên của Lê Hà với Soi.Lời khuyên thứ nhất của Lê Hà: chấp nhận được, khi nhắc nhở Soi đangdùng một số kĩ thuật để tăng thêm sự hấp dẫn của tranh luận. Tôi đồng ýrằng điều này phải rất có liều lượng, nếu quá sẽ thành câu khách.Lời khuyên thứ hai của Lê Hà: là cần có nhiều bài mang tính chuyên mônnhư tôi đã dẫn ở trên. Cái này làm tôi băn khoăn; từ đầu thế kỉ 20 đến nay đãcó quá nhiều lí thuyết về nghệ thuật, quá nhiều trường phái và tôi e rằng nếucứ dùng ngôn ngữ biện hộ mãi cho nghệ thuật bởi các nhà “ chuyên môn” thìnhững người thưởng thức sẽ phải lập tức đi học các khóa nâng cao, rồi lấychứng chỉ để có thể thưởng thức nghệ thuật mất thôi.Th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trường phái nghệ thuật mỹ thuật đương đại tư tưởng nghệ thuật trào lưu nghệ thuật triển lãm nghệ thuật nghệ sĩTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Mĩ thuật cơ bản: Phần 1 - Ngô Bá Công
195 trang 356 5 0 -
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 333 0 0 -
7 trang 238 0 0
-
Kiến trúc Hà Nội qua các thời kỳ - Direction D'etat des archives du Viet Nam
94 trang 229 0 0 -
Mỹ thuật ứng dụng và công tác đào tạo tiếp cận từ học liệu mở
4 trang 207 0 0 -
Khám phá những pho tượng độc, dị nhất Việt Nam
17 trang 195 1 0 -
6 trang 187 0 0
-
Hiệu quả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay
10 trang 172 0 0 -
Giáo trình Vẽ hình họa khối cơ bản và biến dạng - Trường Cao đẳng Lào Cai
36 trang 166 4 0 -
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 161 4 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
3 trang 0 0 0 -
Bài giảng Động lực học công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 0 0 0 -
Bài giảng học phần Địa chất công trình - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
77 trang 0 0 0 -
142 trang 0 0 0
-
Bài giảng học phần Công nghệ gia công cơ 4 – Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
64 trang 0 0 0 -
Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa máy công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
70 trang 0 0 0 -
Bài giảng Công nghệ chế tạo phụ tùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
123 trang 1 0 0 -
Bài giảng học phần Hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
195 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô chuyên dùng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
159 trang 1 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật ô tô điện và ô tô lai - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
165 trang 1 0 0