Danh mục

Sự cần thiết áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.97 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để có thể tiếp cận với các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập báo cáo tài chính (BCTC) theo chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS- đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp (DN) là cần có đội ngũ kế toán đủ năng lực, được trang bị kiến thức cần thiết về IFRS. Bài viết sẽ đưa ra nguyên nhân khách quan cần thiết phải áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự cần thiết áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG VÀ ĐÀO TẠO IFRS TẠI VIỆT NAM # Đàm Bích Hà Khoa Kế toán- Kiểm toán, Đại học Thương mại Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, để có thể tiếp cận với các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập báo cáo tài chính (BCTC) theo chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS- đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp (DN) là cần có đội ngũ kế toán đủ năng lực, được trang bị kiến thức cần thiết về IFRS. Bài viết sẽ đưa ra nguyên nhân khách quan cần thiết phải áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam. Năm 1973, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế - IASC (International Accounting Standards Comittee) ra đời ở London, nước Anh. Đây là một tổ chức độc lập, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC - International Federation of Accountants). IASC chịu trách nhiệm ban hành các Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS (Internationnal Accounting Standards), thời kỳ đầu tổ chức này gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới, cũng như thuyết phục các nước sử dụng chuẩn mực do chính mình tạo ra. Sau đó, IASC có những bước tiến lớn, nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Ủy ban chứng khoán Mỹ và sau đó là sự chấp thuận của Tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán và Liên minh Châu Âu vào năm 2000. Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB (International Accounting Standards Board). IASB thay thế cho IASC và tồn tại đến ngày nay, IASB ban hành các Chuẩn mực lập BCTC quốc tế - IFRS (International Financial Reporting Standards), các IAS cũ do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực nếu không được thay thế bởi chuẩn mực khác. Sự thay đổi tên gọi từ IAS sang IFRS nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự là một bước đột phá và không chỉ thuần tuý về từ ngữ, mà bản chất là một sự thay đổi lớn về tư duy kế toán. Khái niệm “BCTC” có ý nghĩa bao hàm hơn, tôn vinh hơn vai trò của người làm công tác kế toán. Cán cân nghiêng về việc trình bày thông tin tài chính như thế nào, để đảm bảo lợi ích cao hơn của các đối tượng sử dụng thông tin được lập ra từ kết quả của công việc kế toán. Theo đó, IFRS được áp dụng chính thức từ 1/1/2005 và hiện tại, có trên 100 quốc gia áp dụng. Điều này tác động đáng kể đến đào tạo kế toán, tại những quốc gia áp dụng IFRS, mặc dù IFRS ở các quốc gia được áp dụng tại các thời điểm khác nhau nhưng do có sự khác biệt về kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa, tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp kế toán,... tại các quốc gia là khác nhau, làm cho khó khăn trong việc đánh giá những tác động của IFRS đến đào tạo kế toán. 274 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Sự cần thiết phải áp dụng IFRS tại Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã có yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận với các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Bên cạnh đó, cùng với việc ra đời IFRS, đó là sự thay đổi về cơ chế quy định của từng quốc gia về các chuẩn mực cần tuân thủ. Trước đây, các nước thường có các quy định riêng của mình, gọi là nguyên tắc kế toán được chấp nhận (GAAP), ví dụ Canada có Canada GAAP, nước Mỹ có US GAAP. Các nước cộng đồng chung Châu Âu cũng có những quy định chuẩn mực của nước mình và đi theo IAS đối với các công ty được niêm yết. Có hai khó khăn lớn mà ai cũng có thế nhìn thấy là: Thứ nhất, đối với các công ty được thành lập tại nước này nhưng lại niêm yết tại nước khác: Ví dụ, khi công ty A thành lập tại EU và tuân thủ IAS khi lập BCTC nhưng khi công ty đó niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, thì việc đầu tiên là phải chuyển đổi sang BCTC theo chuẩn mực US GAAP. Có sự khác biệt không nhỏ giữa hai hệ thống chuẩn mực này và sự khác biệt đó đã làm ảnh hưởng đến các công ty, trong việc bỏ thời gian và chi phí để chuyển đổi BCTC, kiểm toán theo báo cáo mới. Thứ hai, đối với các công ty có công ty mẹ ở nước này nhưng các công ty thành viên (công ty con) ở nước khác, việc hợp nhấ ...

Tài liệu được xem nhiều: