Danh mục

Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.29 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ" chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện phân cấp trao quyền cho các trường đại học trong bối cảnh tự chủ. Tự chủ đại học là xu hướng tất yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các trường đại học về mọi mặt. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự cần thiết phải trao quyền ở các trường đại học trong bối cảnh tự chủ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRAO QUYỀN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Chu Thị Lộc An1 Trường Đại học Khánh Hòa Abstract University autonomy is an inevitable trend to promote the development of universities inall aspects. University autonomy does not only stop at increasing the authority of universitypresidents but also decentralizing the authority and responsibility for all stakeholders inside andoutside the university to work together, to strive, create and contribute to the development of theuniversity. The article points out the need to implement deligation of empowerat universities inthe context of autonomy. Keywords: University autonomy, empowerment, university. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời đại công nghệ 4.0 đang tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực, ngành nghề, trongđó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Theo đó, các trường đại học cần phải đổi mới mạnhmẽ, cơ bản, toàn diện mà trọng tâm là hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạonguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và hội nhập quốctế. Vì vậy, tự chủ đại học là xu thế tất yếu để thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của cáctrường đại học. Cần phải thấy rằng, tự chủ đại học không chỉ dừng lại ở các yếu tố tự chủ, gia tăngquyền hạn cho hiệu trưởng. Với tư cách là người lãnh đạo cơ sở giáo dục, hiệu trưởng làngười quyết định tầm nhìn, định hướng phát triển nhà trường nhưng để khai thác nó theođúng mục tiêu thì đó lại là công sức của cả một tập thể. Một trường đại học muốn tự chủtốt cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan bên trong, bên ngoàinhà trường, tạo nên một sự đồng thuận cùng đóng góp cho sự thành công trong công tácgiáo dục và đào tạo, thúc đẩy nhà trường phát triển về mọi lĩnh vực. Có nghĩa hiệu trưởngnhà trường cần xây dựng môi trường văn hóa trao quyền và thực hiện việc trao quyền chocác bên liên quan. 2. NỘI DUNG 2.1. Thế nào là tự chủ đại học Trên thế giới, khái niệm “tự chủ đại học” (University autonomy) đề cập đến cácmối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và các trường đại học. Đó là phát huy truyềnthống tự do học thuật và giảm dần sự kiểm soát trực tiếp của các cơ quan công quyền đốivới trường đại học. Có nghĩa các trường đại học có quyền tự do trong việc ra quyết định,thực thi các quyết định đối với các hoạt động nội bộ của đại học mà không có sự kiểmsoát hay can thiệp của nhà nước và bất kỳ sự ảnh hưởng nào nếu có của nhà nước cũngđều phải dựa trên cơ sở pháp luật.1 Chuthilocan@ukh.edu.vn644 Ở Việt Nam, khái niệm “tự chủ đại học” được hiểu là các trường đại học tự chủtheo quy định pháp luật, gắn với tự chịu trách nhiệm và được thể chế hóa từng phần trongtừng lĩnh vực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học. Từ chỗ toàn thể hệ thống giáodục đại học như một trường đại học lớn chịu sự quản lý nhà nước về mọi mặt thông quacơ quan chủ quản là Bộ giáo dục và Đào tạo, các trường đại học đã và đang dần được traoquyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà trường trên các lĩnhvực: chuyên môn, học thuật; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản. Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Quyền tự chủ là quyềncủa các cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiệnmục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật,tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của phápluật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học”[1]. 2.2. Sự cần thiết phải trao quyền trong bối cảnh tự chủ đại học 2.2.1. Khái niệm trao quyền Trao quyền là phân quyền và giao việc, là tạo nên tính độc lập để cấp dưới, nhânviên toàn tâm toàn ý với công việc, để họ cảm nhận được công sức, đóng góp của mìnhtừ đó phát huy tối đa năng lực của bản thân. Người được trao quyền sẽ năng động hơntrong công việc, chủ động cải thiện cách thức thực hiện công việc và tự tin đưa ra nhữngquyết định quan trọng mà không phải tham khảo ý kiến của cấp trên. Trao quyền là chuyển giao quyền hạn cho nhân viên nhằm khuyến khích nhân viêntham gia nhiều hơn vào các quyết định và hoạt động có ảnh hưởng đến công việc của họ.Khi được trao quyền, nhân viên sẽ có cơ hội phát huy những sáng kiến, ý tưởng mới mẻ,hiệu quả và chủ động vận dụng chúng vào thực tế công việc. [2] Trong bối cảnh tự chủ đại học, hiệu trưởng các trường đại học cần phải thực hiệnphân quyền và giao việc cho các bên liên quan trong và ngoài nhà trường để phát huy nộilực, đồng thời huy động sức mạnh, sự đóng góp từ bên ngoài để tạo ra một môi trườngnhà trường cùng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình phát triển trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: