Danh mục

Sự chuyển đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế - Những tác động và giải pháp bảo tồn thích ứng

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.57 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) là một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp “tiềm ẩn” và nét đặc trưng văn hóa của thành phố vườn Huế. Tài liệu cung cấp các thông tin về sự hình thành và đặc trưng kiến trúc nhà vườn truyền thống Huế, các nghiên cứu liên quan, giải pháp bảo tồn thích ứng NVTTH. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự chuyển đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế - Những tác động và giải pháp bảo tồn thích ứngSự chuyển đổi không gian nhà vườn truyền thống Huế - Những tác động và giải pháp bảotồn thích ứng1. Thực trạng và tính cấp thiếtNhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) là một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên vẻ đẹp “tiềmẩn” và nét đặc trưng văn hóa của thành phố vườn Huế. Trong khi các chúa Nguyễn (1557 – 1774) sống ở thủphủ của họ và các vua Nguyễn sống trong Tử Cấm Thành thì các hoàng thần quốc thích và quan lại sốngtrong các NVTTH. Những ngôi nhà này được xây dựng tập trung trong khu vực Kinh Thành và các khu vựclàng cổ như Kim Long, Vỹ Dạ, Phú Cát, và Thủy Biều. Sự khác biệt về lối sống, tâm thức, tín ngưỡng, luậtlệ thời Nguyễn cùng với khí hậu và địa hình Huế đã tạo nên nét đặc trưng duy nhất của các NVTTH về sựhình thành, hình thái, tổ chức không gian, và lối sống mà các nhà truyền thống khác ở các vùng miền khácnhau trên đất Việt Nam không thể có.Hiện nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số,ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, và sự lỏng lẻo của việc quản lý các chính sách bảo tồn, các NVTTH đang dầnbị phá hủy, biến dạng và dần biến mất. Hiện tượng đó có thể thấy qua việc chia cắt đất ngày càng nhiều củacác nhà vườn vì mục đích kinh tế hay sự gia tăng số thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhàbiến dạng, cơi nới, cải tạo theo nhiều hình thức méo mó khác nhau làm kiến trúc và môi trường sống củangôi nhà trở nên manh mún và biến dạng. Một số NVTTH khác thì chuyển đổi mục đích sử dụng như thànhquán ăn, nhà hàng, bar, cafe. Theo thống kê, từ hơn 1000 nhà vườn thời Nguyễn, số lượng nhà vườn còn lại331 (năm 1998)1, 318 (năm 2004)2 và hiện nay con số đó vẫn tiếp tục giảm. Riêng trong khu vực KinhThành Huế, từ khoảng 100 NVTTH vào năm 1998, có ít nhất 3 ngôi nhà bị phá hủy vào năm 2007, 7 ngôinhà khác bị biến mất đến năm 2011, và năm 2012 thì có thêm 1 ngôi nhà vườn truyền thống bị tháo dỡ. Sựcắt giảm số lượng và những biến dạng của các NVTTH thực sự là một mất mát lớn không thể bù đắp nổi đốivới nền văn hóa kiến trúc Huế.Như đề cập nêu trên, một mặt NVTTH là một phần quan trọng không thể thiếu của đặc trưng văn hóaHuế đòi hỏi cần phải bảo tồn. Mặt khác, đó là nhà của người dân nên việc chuyển đổi biến dạng gần như làmột xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Chính vì vậy việc nghiên cứu toàn diện về sựhình thành, tổ chức không gian, chuyển đổi các NVTTH sẽ giúp cho việc hiểu rõ hơn các giá trị của nhữngngôi nhà đó. Riêng trong phạm vi bài viết này chỉ tập trung vào sự chuyển đổi không gian các NVTTH tọalạc trong khu vực Kinh Thành Huế3. Từ đó có thể đề xuất những giải pháp khả thi có thể bảo tồn thích ứngcác NVTTH.Để giải quyết mục tiêu trên, 84 NVTTH tọa lạc trong khu vực Kinh Thành Huế đã được khảo sát sơ bộbằng chụp ảnh và xác định vị trí tọa lạc. Trong 84 ngôi nhà này, 56 NVTTH được đo vẽ chi tiết, trong khichủ nhân ngôi nhà được phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về lịch sử ngôi nhà, quá trình chuyển đổi vànhững nguyên nhân gây chuyển đổi đó (hình 1). Các NVTTH này được phân thành 3 dạng dựa theo số gianvà chái của Nhà Chính: dạng A (1gian – 2chái), dạng B (1gian – 2chái), và dạng C (3gian) (hình 2)4. Trongphạm vi bài viết này, những NVTTH được đưa vào nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu là Nhà Chính phải lànhà Rường hoặc nhà Rội (đây là 2 dạng nhà truyền thống phổ biến ở Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Trịvà Quảng Bình) và nhà phải có vườn5.1Theo khảo sát của Khoa Kiến trúc – Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Đại học Waseda, Nhật Bảnnăm 1997.2Trần, B. T (2005): 21.3Qua khảo sát cho thấy, các NVTTH tọa lạc trong khu vực Kinh Thành chịu tác động của quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế vàảnh hưởng lũ lụt nhiều hơn so với các vùng khác ở Huế, đó là lý do bài viết chọn Kinh Thành Huế làm địa điểm nghiên cứu.4Qua khảo sát 56 NVTTH trong khu vực Kinh Thành, hầu hết chủ nhân trước đây của nhà 3gian – 2chái thuộc dòng dõi hoàng tộchoặc quan lại thời Nguyễn (17/22 nhà). t nhất 7 ngôi nhà 1gian – 2chái có nguồn gốc từ quan lại hoặc công chúa triều Nguyễn, trongkhi không có trường hợp nào như trên đối với nhà 3gian. Chứng tỏ số gian của Nhà Chính phần nào thể hiện địa vị của chủ nhântrước đây.5Việc đưa ra tiêu chuẩn nhà vườn Huế tùy thuộc vào mục đích của mỗi nghiên cứu ví dụ như diện tích nhà, năm xây dựng, và NhàHình 1: Bản đồ vị trí các NVTTH tọa lạc trong khu vực Kinh ThànhHình 2: Phân loại NVTTH theo số gian và chái của Nhà Chính2. Nhìn lại các nghiên cứu liên quan trước đâyĐến tận bây giờ, mặc dù NVTTH đóng vai trò quan trọng tạo nên vẻ đẹp tiềm ẩn của văn hóa Huế nhưngvẫn chưa có một nghiên cứu nào thật sự đầy đủ và toàn diện. Các nghiên cứu trước đây phần lớn chỉ tậptrung vào lịch sử hình thành, sự phân bố, bố cục sắp xếp tổng thể ngôi nhà, hệ thống kết cấu gỗ và vườn củanhững ngôi n ...

Tài liệu được xem nhiều: