Danh mục

Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.74 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm; Bảo tồn nguồn gen và ứng dụng những loài có ích cũng như hạn chế tác dụng của các loài có hại gây hại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế SỰ ĐA DẠNG VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA KHU HỆ NẤM LỚN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ PHƯƠNG THỦY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế NGÔ ANH Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Tóm tắt: Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, việc xác định giá trị tài nguyên của một khu hệ nấm lớn sẽ giúp chúng ta khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất đa dạng, sau quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xác định được 142 loài thuộc 69 chi, 32 họ, 21 bộ, 4 lớp trong 3 ngành: Myxomycota, Ascomycota và Basidiomycota. Sự đa dạng về phương thức sống đã được xác định, trong đó nhóm nấm hoại sinh chiếm ưu thế nhất, gặp 110 loài, chiếm 77,46% tổng số loài đã xác định. Nhóm nấm ký sinh gặp 24 loài chiếm 16,9% và nấm cộng sinh gặp 9 loài chiếm 6,34%. Trong số loài đã được xác định, có 21 loài mới bổ sung cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. Thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền rất đa dạng về giá trị tài nguyên, trong 142 loài đã được xác định, có 46 loài nấm thực phẩm, chiếm 32,39%; có 20 loài dược liệu, chiếm 14,08%; 5 loài nấm độc, chiếm 3,52%. Từ khóa: nấm, tài nguyên, khu hệ nấm, ngành, nấm ăn, nấm dược liệu, nấm cộng sinh, nấm hoại sinh, nấm độc. 1. MỞ ĐẦU Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong tự nhiên. Về mặt dinh dưỡng, nấm được biết đến như “thịt” của thế giới thực vật và được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn do đặc tính chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Một số loài nấm ăn có giá trị cao dinh dưỡng như nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm mối; các nấm dược liệu như nấm Linh chi, Đông trùng hạ thảo luôn là nhu cầu và được quan tâm nhiều của xã hội. Nhiều loài nấm được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, là nguồn nguyên liệu điều chế các hoạt chất điều trị hay hỗ trợ điều trị các bệnh như lao, gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS… Bên cạnh đó, nấm còn đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình phân hủy các nguồn vật liệu trong hệ sinh thái bao gồm các vật liệu hữu cơ như xác bã động vật, phân, các chất mùn, cành cây khô... Một số loài nấm có mối quan hệ cộng sinh với thực vật để giúp cây tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, điều này được quan tâm trong các vấn đề nông - lâm nghiệp. Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, đầm phá nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn diện tích đất ở huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình chia thành 3 vùng chính gồm: đồng bằng lưu vực sông Bồ, vùng cát nội đồng, vùng ven biển - đầm phá. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây đặc biệt là hệ nấm lớn vẫn chưa được công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu “Sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học và giá trị tài nguyên của nấm; bảo tồn nguồn gen và ứng dụng những loài có ích cũng như hạn chế tác dụng của các loài có hại gây hại. 326 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại theo phương pháp của các tác giả Rolf Singer (1986) [8], Ryvarden và Gilbertson (1993) [7] và Trịnh Tam Kiệt (2011) [4]. Mẫu vật nghiên cứu được thu thập ở 10 điểm thuộc 11 xã của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sự đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Trong 3 ngành thì Basidiomycota chiếm ưu thế tuyệt đối, gặp 17 bộ, 28 họ, 63 chi và 133 loài chiếm 93,66% loài đã xác định (hình 1). Bảng 1. Đa dạng các taxon của khu hệ nấm lớn trong các ngành Số Số bộ Số họ Số chi Số loài TT Tên ngành lớp N % N % N % N % 1 Myxomycota 1 2 9,52 2 6,25 2 2,89 4 2,82 2 Ascomycota 2 2 9,52 2 6,25 4 5,79 5 3,52 3 Basidiomycota 1 17 80,95 28 87,5 63 91,30 133 93,66 Tổng số 4 21 100 32 100 69 100 142 100 Hình 1. Phổ các ngành nấm Trong 21 bộ thì bộ Agaricales đa dạng nhất, gặp 32 loài, chiếm 22,53% tổng số loài đã xác định; bộ Poriales gặp 23 loài chiếm 16,20% và bộ Cortinariales gặp 14 loài chiếm 9,86% là các bộ đa dạng nhất. Bảng 2. Các bộ đa dạng nhất TT Bộ Số họ Số chi Số loài 1 Poriales 2 12 23 2 Agaricales 7 20 52 3 Cortinariales 2 4 14 Tổng 11 36 89 ...

Tài liệu được xem nhiều: