Danh mục

Sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 625.39 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số hình thức sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học, cụ thể trong việc hình thành kiến thức mới, trong giờ ôn tập - luyện tập, trong giờ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông 210 SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SV. Đặng Thị Diễm ThS. Lý Huy Hoàng TS. Bùi Văn Thắng Tóm tắt. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề là những biểu hiện của năng lực giảiquyết vấn đề. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất một số hình thức sử dụng bài tậphóa học thực nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học,cụ thể trong việc hình thành kiến thức mới, trong giờ ôn tập - luyện tập, trong giờ kiểmtra đánh giá kết quả học tập của học sinh.1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những năng lực chung cầnđược phát triển cho học sinh (HS) ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năng lựcGQVĐ có thể được phát triển thông qua việc sử dụng phương pháp nêu và GQVĐtrong các môn học cụ thể, trong đó có môn hóa học. Môn hóa học là môn học có nhiềukhả năng giúp HS phát triển năng lực GQVĐ, để phát triển tốt năng lực GQVĐ thìgiáo viên (GV) cần sử dụng phương pháp dạy học tích cực, trong đó việc sử dụng bàitập hóa học là điều không thể thiếu trong mỗi giờ dạy học theo hướng tích cực. Bài tậphóa học thực nghiệm (BTHHTN) là một trong những phương tiện có hiệu qủa giúp HSnắm vững kiến thức lí thuyết, kĩ năng thực hành, liên hệ lí thuyết với thực tiễn, giúpphát triển tư duy. Khi giải BTHHTN yêu cầu HS phải biết phân tích vấn đề, đưa ranhững phương án phù hợp, từ đó dần hình thành năng lực GQVĐ.2. Nội dung 2.1. Về năng lực giải quyết vấn đề Bàn về “năng lực” có nhiều cách hiểu khác nhau, theo Từ điển Tiếng Việt,“năng lực được hiểu là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoànthành một hoạt động với chất lượng cao”. Theo John Erpenbeck, “năng lực được trithức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăngcường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua ý chí”. Tuy nhiên, có thể hiểu đơngiản năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động,giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhântrong những tình huống khác nhau trên cơ sở sự hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinhnghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [2]. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trìnhnhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấnđề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường [1]. Năng lực GQVĐ được biểu hiện chủ yếu ở các hoạt động: i) Tìm hiểu vấn đề. ii) Đề xuất được giả thuyết khoa học khác nhau. iii) Lập được kế hoạch để giải quyết vấn đề đặt ra. 211 iv) Thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo hoặc hợp tác để thu thập thông tin, xửlí thông tin, giả thuyết đúng/sai. v) Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn nhất. 2.2. Khái niệm và tác dụng của BTHHTN trong dạy học hóa học Bài tập hóa học thực nghiệm là bài tập hóa học gắn liền với các phương phápvà kĩ năng làm thí nghiệm, khả năng quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thínghiệm. Bao gồm các bài tập về tổng hợp và điều chế các chất, giải thích và mô tả cáchiện tượng, phân biệt và nhận biết các chất, tách và tinh chế các chất,... Một số nộidung trong các bài tập trên gắn liền với các vấn đề sản xuất, kinh tế và môi trường. Sử dụng BTHHTN ứng dụng trong dạy học hóa học có các tác dụng sau: - Phát triển năng lực nhận thức, năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo, rèn luyệntư duy từ lí thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năngthực hành hợp lí. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá chất, dụng cụ thí nghiệm và phươngpháp thiết kế thí nghiệm. - Rèn luyện các thao tác, kĩ năng thực hành cần thiết trong phòng thí nghiệm(cân, đong, nung, đun nóng, sấy, hoà tan, lọc, chiết,…) góp phần vào việc giáo dục kỹthuật tổng hợp cho HS. - Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, tạo sự say mêhọc tập hoá học cho HS. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động: rèn luyện tính kiên nhẫn,trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, cókế hoạch, có kỷ luật, có văn hoá… 2.3. Sử dụng BTHHTN để phát triển năng lực GQVĐ cho học sinh Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày một số hình thức sử dụngBTHHTN ở chương oxi – lưu huỳnh (hóa học lớp 10, cơ bản) để phát triển năng lựcGQVĐ cho HS. 2.3.1. Sử dụng BTHHTN hình thành kiến thức mới BTHHTN sử dụng trong giờ dạy lí thuyết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: