Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 683.29 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết trình bày về các biện pháp bồi dưỡng và quy trình sử dụng trong việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Cơ học”, Vật lý lớp 10. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy được sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ 10 TRẦN DUY QUỲNH NHƯ Khoa Vật lý Email: tranduyquynhnhu@gmail.com Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề không những giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mà còn giúp học sinh vận dụng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều mối liên hệ với hoạt động thường ngày của học sinh. Do đó, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành. Tuy nhiên, thực trạng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung bài báo trình bày về các biện pháp bồi dưỡng và quy trình sử dụng trong việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Cơ học”, Vật lý lớp 10. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy được sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng. Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bồi dưỡng năng lực, dạy học Vật lý. 1. MỞ ĐẦU Đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đã chỉ ra ngành Giáo dục phải tiến hành đổi mới một cách cơ bản và toàn diện [3]. Thực hiện vấn đề này, Ngành Giáo dục đã tiến hành xây dựng chương trình mới theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục phải đào tạo cho người học không chỉ hiểu biết về kiến thức và quan trọng hơn là vận dụng kiến thức đấy như thế nào trong thực tiễn. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định 4 nhóm năng lực chung cần phát triển ở người học. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề là một trong các năng lực cốt lõi, cần được hình thành và phát triển. Định hướng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ đã được bộ GD và ĐT triển khai ở các cấp tiểu học, THCS, THPT. Định hướng này trong dạy học vật lý đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Phương Phương, Dương Đức Giáp. Các đề tài này đã xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS phần nhiệt học cũng như thiết kế một số giáo án phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS [1],[4]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tình đã xây dựng các tiến trình bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý 12 THPT [5]. Cụ thể hơn nữa tác giả Vũ Thị Minh đã sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS [2]. 179 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên, nội dung phần “Cơ học” có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, nội dung kiến thức có đầy đủ các hoặc động đặc thù của bộ môn, có điều kiện thuận tiện trong việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS chưa thật sự có nhiều nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học phần “Cơ học”. 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực giải quyết trong học tập vật lí Năng lực GQVĐ là năng lực cốt lõi giúp học sinh hoàn thiện trở thành con người mới. Năng lực GQVĐ của một cá nhân là khả năng kết hợp một cách linh hoạt và khoa học các kỹ năng với kiến thức, thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,... để giải quyết được các tình huống trong cuộc sống cũng như học tập một cách có hiệu quả. Năng lực GQVĐ ở HS bao gồm 4 năng lực, mỗi năng lực bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ: Năng lực tìm hiểu vấn đề, năng lực thiết lập không gian vấn đề, năng lực lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, năng lực đánh giá và phản ánh giải pháp. Năng lực GQVĐ trong Vật lý được biểu hiện cụ thể trong năng lực nhận thức kiến thức Vật lý, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ Vật lý, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực đánh giá kết quả. 2.2. Đặc thù kiến thức phần Cơ học Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, nội dung phần cơ học có đầy đủ các dạng kiến thức đặc thù của bộ môn như: Thí nghiệm về xác định tốc độ trung bình, thí nghiệm về chuyển động thẳng đều, biến đổi đều, đo hệ số ma sát, bài tập định lượng cho tất cả các bài học, bài tập có nội dung thực tế về quán tính, động lượng,… Những kiến thức này là cơ sở tạo điều kiện thuận tiện cho việc thiết kế, tổ chức các nhiệm vụ học tập phù hợp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Trong các nhiệm vụ học tập, GV sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra các vấn đề học tập phù hợp với đối tượng HS. Thông qua từng bước thực hiện cụ thể mà HS được rèn luyện các kĩ năng thành phần của năng lực GQVĐ, từ đấy hình thành và phát triển năng lực. 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học vật lí Kết quả điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học Vật lý tại trường THPT Hai Bà Trưng và trường THPT An Lương Đông với sự tham gia của 8 GV và 150 HS cho thấy: - GV đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS nhưng hiệu quả chưa cao, HS không hứng thú với giờ học Vật lý. Các GV đều cho rằng họ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS bồi dưỡng năng lực GQVĐ vì chương trình còn nặng về lý thuyết và chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể. 180 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 - Hầu hết các H ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học phần Cơ học Vật lý 10 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN CƠ HỌC VẬT LÝ 10 TRẦN DUY QUỲNH NHƯ Khoa Vật lý Email: tranduyquynhnhu@gmail.com Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề không những giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập mà còn giúp học sinh vận dụng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống. Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, có nhiều mối liên hệ với hoạt động thường ngày của học sinh. Do đó, việc tổ chức bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lý có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành. Tuy nhiên, thực trạng bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nội dung bài báo trình bày về các biện pháp bồi dưỡng và quy trình sử dụng trong việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần “Cơ học”, Vật lý lớp 10. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy được sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng. Từ khóa: Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, bồi dưỡng năng lực, dạy học Vật lý. 1. MỞ ĐẦU Đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đã chỉ ra ngành Giáo dục phải tiến hành đổi mới một cách cơ bản và toàn diện [3]. Thực hiện vấn đề này, Ngành Giáo dục đã tiến hành xây dựng chương trình mới theo hướng tiếp cận năng lực của người học. Giáo dục phải đào tạo cho người học không chỉ hiểu biết về kiến thức và quan trọng hơn là vận dụng kiến thức đấy như thế nào trong thực tiễn. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xác định 4 nhóm năng lực chung cần phát triển ở người học. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề là một trong các năng lực cốt lõi, cần được hình thành và phát triển. Định hướng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ đã được bộ GD và ĐT triển khai ở các cấp tiểu học, THCS, THPT. Định hướng này trong dạy học vật lý đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả như Nguyễn Thị Phương Phương, Dương Đức Giáp. Các đề tài này đã xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS phần nhiệt học cũng như thiết kế một số giáo án phần Nhiệt học Vật lý 10 THPT theo hướng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS [1],[4]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tình đã xây dựng các tiến trình bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý 12 THPT [5]. Cụ thể hơn nữa tác giả Vũ Thị Minh đã sử dụng bài tập có nội dung sáng tạo trong việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS [2]. 179 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng. Tuy nhiên, nội dung phần “Cơ học” có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, nội dung kiến thức có đầy đủ các hoặc động đặc thù của bộ môn, có điều kiện thuận tiện trong việc bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS chưa thật sự có nhiều nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc xây dựng các biện pháp bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học phần “Cơ học”. 2. NỘI DUNG 2.1. Năng lực giải quyết trong học tập vật lí Năng lực GQVĐ là năng lực cốt lõi giúp học sinh hoàn thiện trở thành con người mới. Năng lực GQVĐ của một cá nhân là khả năng kết hợp một cách linh hoạt và khoa học các kỹ năng với kiến thức, thái độ, tình cảm, động cơ cá nhân,... để giải quyết được các tình huống trong cuộc sống cũng như học tập một cách có hiệu quả. Năng lực GQVĐ ở HS bao gồm 4 năng lực, mỗi năng lực bao gồm một số hành vi cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việc nhóm trong quá trình GQVĐ: Năng lực tìm hiểu vấn đề, năng lực thiết lập không gian vấn đề, năng lực lập kế hoạch và thực hiện giải pháp, năng lực đánh giá và phản ánh giải pháp. Năng lực GQVĐ trong Vật lý được biểu hiện cụ thể trong năng lực nhận thức kiến thức Vật lý, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ Vật lý, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực đánh giá kết quả. 2.2. Đặc thù kiến thức phần Cơ học Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm, nội dung phần cơ học có đầy đủ các dạng kiến thức đặc thù của bộ môn như: Thí nghiệm về xác định tốc độ trung bình, thí nghiệm về chuyển động thẳng đều, biến đổi đều, đo hệ số ma sát, bài tập định lượng cho tất cả các bài học, bài tập có nội dung thực tế về quán tính, động lượng,… Những kiến thức này là cơ sở tạo điều kiện thuận tiện cho việc thiết kế, tổ chức các nhiệm vụ học tập phù hợp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Trong các nhiệm vụ học tập, GV sử dụng những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra các vấn đề học tập phù hợp với đối tượng HS. Thông qua từng bước thực hiện cụ thể mà HS được rèn luyện các kĩ năng thành phần của năng lực GQVĐ, từ đấy hình thành và phát triển năng lực. 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học vật lí Kết quả điều tra thực trạng bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học Vật lý tại trường THPT Hai Bà Trưng và trường THPT An Lương Đông với sự tham gia của 8 GV và 150 HS cho thấy: - GV đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để bồi dưỡng năng lực GQVĐ cho HS nhưng hiệu quả chưa cao, HS không hứng thú với giờ học Vật lý. Các GV đều cho rằng họ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động nhằm giúp HS bồi dưỡng năng lực GQVĐ vì chương trình còn nặng về lý thuyết và chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể. 180 KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 - Hầu hết các H ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực giải quyết vấn đề Bồi dưỡng năng lực Dạy học phần Cơ học Dạy học Vật lý Đổi mới giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 234 0 0
-
9 trang 160 0 0
-
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
20 trang 151 0 0 -
8 trang 106 0 0
-
5 trang 97 0 0
-
8 trang 96 0 0
-
30 trang 94 2 0
-
189 trang 89 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 77 0 0 -
4 trang 71 0 0