Danh mục

Sử Dụng Bao Trái Chịu Mưa Để Phòng Chống Bệnh Thán Thư Trên Nho

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 86.55 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây nho thuộc loại cây khó trồng, rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt dễ bị bệnh thán thư vào mùa mưa. Rủi ro mất mùa trên cây nho rất cao, cho dù trái nho gần đến thời điểm thu hoạch vẫn có thể bị mất trắng nếu gặp phải mưa to và kéo dài. Mấy năm gần đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh thán thư trên nho phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho người trồng nho vào mùa mưa. Theo kinh nghiệm của Đài Loan, từ khi bao trái chịu mưa được nông dân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử Dụng Bao Trái Chịu Mưa Để Phòng Chống Bệnh Thán Thư Trên NhoSử Dụng Bao Trái Chịu Mưa Để Phòng Chống BệnhThán Thư Trên NhoCây nho thuộc loại cây khó trồng, rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt dễ bịbệnh thán thư vào mùa mưa. Rủi ro mất mùa trên cây nho rất cao, cho dù tráinho gần đến thời điểm thu hoạch vẫn có thể bị mất trắng nếu gặp phải mưato và kéo dài. Mấy năm gần đây do thời tiết mưa nhiều nên bệnh thán thưtrên nho phát triển mạnh, gây thiệt hại nặng cho người trồng nho vào mùamưa. Theo kinh nghiệ m của Đài Loan, từ khi bao trái chịu mưa được nôngdân Đài Loan sử dụng đã hạn chế được 90% bệnh thán thư trên cây nho.Từ đó, nhằm hạn chế thiệt hại cho nông dân trồng nho, trong Dự án sản xuấtthử nho an toàn theo hướng hữu cơ sinh học của Trung tâm Chuyển giaoTiến bộ kỹ thuật Nông nghiệp (Viện KHKT Nông nghiệp MN) tại tỉnh NinhThuận, KS.Nguyễn Thanh Thủy, Chủ nhiệm Dự án đã mạnh dạn xin nhậpmiễn thuế 600.000 cái bao để thử nghiệ m. Đây là loại bao được làm bằnggiấy mỏng nhưng không thấm nước, hiện nay ở Việt Nam chưa sản xuấtđược.Tại các điểm thử nghiệm bao trái đều cho kết quả cao. Chùm nho được baotrái có màu sắc và mẫu mã trái rất đẹp. Đặc biệt trái không bị bệnh thán thưcũng như các bệnh khác và rầy rệp trên trái. ông Lê Phúc, chủ nhiệm HTXNinh Phú (TX Phan Rang) sau khi áp dụng bao trái trên nho đã có một sốnhận xét: trái nho không bị rám nắng, giữ được màu xanh đặc trưng, chùmnho được bao có thể “neo” đến 4 tháng rưỡi vẫn không hư, độ brix cao hơnnhiều so với chùm trái không bao, nông dân không phải lo lắng thu hoạchvội khi chưa đủ độ chín mà sẵn sàng yên tâm đợi đúng ngày mới thu hoạch.Mưa dầm chùm nho được bao vẫn phát triển tốt, bệnh không lây lan. Ôngnguyễn Văn Mọi (Ba Mọi) ở xã Phước Thuận huyện Ninh Phước, là mộttrong số những nông dân áp dụng đầu tiên bao trái trên nho cũng có nhận xéttương tự. Trong đợt mưa do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, ở vườn của ông,những chùm nho bao trái cho kết quả tốt trong khi những chùm nho đốichứng không bao trái đã bị thất thu do thán thư. Hiện nay nhiều nông dântrồng nho ở Ninh Thuận đã bắt đầu chú ý tới việc sử dụng bao trái này chonho.KS.Nguyễn Thanh Thủy cho biết loại bao trái chịu mưa này không nhữngcho kết quả tốt trên nho mà còn có thể ứng dụng cho nhiều loại trái cây khácđể hạn chế sâu bệnh, nhất là bệnh trong mùa mưa, hạn chế sử dụng thuốcBVTV và tăng thêm chất lượng trái cây. Trước mắt Nhà nước cần có chínhsách miễn thuế nhập khẩu (30%) cho loại bao trái này để khuyến khích nôngdân trồng cây ăn trái sử dụng rộng rãi. Một công ty Đài Loan cho biết, nếunông dân Việt Nam sử dụng nhiều, họ sẽ đầu tư một phân xưởng sản xuấtloại bao trái này tại Việt Nam.

Tài liệu được xem nhiều: