Danh mục

Sử dụng bột riềng trong phòng bệnh cho lợn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.98 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu sử dụng bột riềng khô trong khẩu phần ăn của lợn thịt nhằm đánh giá khả năng phòng bệnh cho lợn trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi. So sánh tỷ lệ nhiễm tiêu chảy và ho thở, các chỉ tiêu huyết học của lợn được cho ăn khẩu phần thí nghiệm có bổ sung 0.5% bột riềng khô và lợn cho ăn khẩu phần đối chứng có bổ sung 50ppm chlotetracyline và không bổ sung kháng sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng bột riềng trong phòng bệnh cho lợn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổiKHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG SỬ DỤNG BỘT RIỀNG TRONG PHÒNG BỆNH CHO LỢN TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 120 NGÀY TUỔI Nguyễn Thị Quyên, Đặng Hoàng Lâm Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng bột riềng khô trong khẩu phần ăn của lợn thịt nhằm đánh giá khả năng phòng bệnh cho lợn trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 120 ngày tuổi. So sánh tỷ lệ nhiễm tiêu chảy và ho thở, các chỉ tiêu huyết học của lợn được cho ăn khẩu phần thí nghiệm có bổ sung 0.5% bột riềng khô và lợn cho ăn khẩu phần đối chứng có bổ sung 50ppm chlotetracyline và không bổ sung kháng sinh. Kết quả cho thấy, tỷ lệ ngày con nhiễm hội chứng tiêu chảy và ho thở ở lô thí nghiệm giảm đáng kể so với lô không được bổ sung kháng sinh trong khẩu phần. Bổ sung 0.5% bột riềng trong khẩu phần ăn không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu huyết học của lợn. Từ khóa: riềng, phòng bệnh, tiêu chảy, chỉ tiêu huyết học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn đã và đang được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi nhằmthay thế kháng sinh tổng hợp. Các loại kháng sinh thảo dược có khả năng kích thích tăng trọng,tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích hệ thống miễn dịch qua đó làm giảm tỷ lệ vật nuôi mắcbệnh (Afshar, 2012). Các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược như polyphenols, flavonoids vàpolysaccharides có khả năng tạo ra các sản phẩm thịt có chứa chất chống oxy hóa bền vững và làmtăng thời gian bảo quản thịt mà không cần sử dụng thêm kháng sinh tổng hợp (Yeh và cs, 2013).Vì vậy, sử dụng thảo dược trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ tạo ra các sản phẩm thịt an toàn, cólợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, qua đó nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi. Riềng (Alpinia officinarum Hance) - một loại gia vị rất phổ biến ở Việt Nam - có khả năngkháng mạnh với các loại vi khuẩn Gram dương S.aureus và Bacillus subtilis, vi khuẩn Gram âmlà E.coli, Klebsiella pneumoniace, Salmonella typhi và nấm (Indrayan và cs,2007). Tuy nhiên,nghiên cứu về hoạt tính sinh học của riềng mới chỉ dừng lại ở phạm vi phòng thí nghiệm mà chưaxem xét tới việc sử dụng loại thảo dược này trong chăn nuôi. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúngtôi nghiên cứu bổ sung bột riềng khô vào khẩu phần ăn của lợn thịt; đánh giá ảnh hưởng của bộtriềng tới khả năng kháng bệnh và miễn dịch của vật nuôi. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn thịt giống Landrace-Pietran từ cai sữa đến 120 ngày tuổi. - Bột riềng (Apinia officinarum Hance) khô. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Sử dụng bột riềng thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của lợn - Thiết kế thí nghiệm: Lợn con được chia làm 3 lô thí nghiệm, mỗi lô thí nghiệm được bố tríthành 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có từ 19-23 con. Lợn trong các lô thí nghiệm được cho ăn cáckhẩu phần lần lượt là KP0, KP1, KP2. Trong đó, KP0 là khẩu phần đối chứng không chứa khángsinh và thảo dược, KP1 là khẩu phần chứa 50ppm Chlotetracyline, KP2 là khẩu phần chứa 0,5%bột riềng khô. KHCN 2 (31) - 2014 57KHOA HỌC NÔNG LÂM NGHIỆP - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG - Máu lợn được lấy tại tĩnh mạch rìa tai lợn sau khi ăn các khẩu phần thí nghiệm 30 ngày.Mỗi lô thí nghiệm lấy máu trên 05 lợn. Máu được bảo quản trong ống chống đông trước khi đemphân tích tại phòng thí nghiệm. - Các chỉ tiêu theo dõi + Tỷ lệ tiêu chảy (%) + Tỷ lệ lợn ho thở (%) + Một số chỉ tiêu huyết học của lợn: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, AST,ALT, biliburin toàn phần, protein toàn phần, ure, uric. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp so sánh phương sai một nhân tố (ANOVA One Way) trênphần mềm Minitab 16. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của bột riềng đến khả năng kháng bệnh ở lợn Đánh giá hiệu quả bổ sung bột riềng trong khẩu phần ăn của lợn đối với khả năng khángbệnh, chúng tôi theo dõi khả năng kháng lại các hội chứng tiêu chảy, hô hấp. Kết quả theo dõi trìnhbày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả về khả năng kháng bệnh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung bột riềng Chỉ tiêu theo dõi KP0 KP1 KP2 Số lượng lợn đầu thí nghiệm 20 21 22 Tỷ lệ loại thải (%) 10,0 4,8 9,1 Tổng số ngày con nuôi (ngày) 2000 2100 2200 Số ngày tiêu chảy (ngày) 44,7a ± 8,9 18,3b ± 7,3 34,8ab ± 8,5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy (%) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: