Danh mục

Sử dụng các kênh thông tin phục vụ hoạt động tự đánh giá giờ dạy của giảng viên khoa ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.44 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào việc tìm hiểu quan điểm của giảng viên về việc sử dụng các kênh thông tin để phục vụ cho quá trình tự đánh giá. Từ kết quả khảo sát, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường việc sử dụng các kênh thu thập thông tin cho hoạt động tự đánh giá của giảng viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng các kênh thông tin phục vụ hoạt động tự đánh giá giờ dạy của giảng viên khoa ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 SỬ DỤNG CÁC KÊNH THÔNG TIN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIẢNG VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Nguyễn Thị Ngọc1 TÓM TẮT Bài viết tập trung tìm hiểu quan điểm của giảng viên khoa Ngoại ngữ trường Đạihọc Hồng Đức về mức độ cần thiết và tần suất sử dụng bốn kênh thông tin (bản thân,người học, đồng nghiệp, văn học) cho hoạt động tự đánh giá sau bài dạy của mình. Kếtquả từ phiếu điều tra, phỏng vấn và phân tích nhật ký giảng dạy của 20 giảng viên khoaNgoại ngữ cho thấy các giảng viên đều nhận thức được rằng hoạt động tự đánh giá là rấtcần thiết và nên diễn ra thường xuyên. Một số đề xuất cũng đã được đưa ra nhằm tăngcường hơn nữa hoạt động tự đánh giá sau giờ dạy của giảng viên. Từ khóa: Hoạt động tự đánh giá, kênh thông tin, nhật ký dạy học, hoạt động tựđánh giá sau bài dạy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Không thể phủ nhận rằng hoạt động tự đánh giá sau giờ dạy (reflection-on-action) củagiảng viên là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết góp phần giúp giảng viên nâng caonhững kỹ năng nghề nghiệp như kiểm soát tốt các hoạt động giảng dạy, xử lý nhạy bén vàlinh hoạt các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình giảng dạy. Quan trọng hơn, hoạtđộng này còn giúp giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy được nhiều kinhnghiệm trong giảng dạy để chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn. Hơn thế nữa, hoạt độngnày còn đóng vai trò là một công cụ điều tra thực tiễn giảng dạy để phục vụ cho mục đích cảicách giáo dục có hiệu quả (Cohen & Hill, 2000). Tuy nhiên, việc tự đánh giá muốn kháchquan và hiệu quả cần phải kết hợp các nguồn thông tin đa dạng và phong phú. Bài viết tậptrung vào việc tìm hiểu quan điểm của giảng viên về việc sử dụng các kênh thông tin để phụcvụ cho quá trình tự đánh giá. Từ kết quả khảo sát, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tăngcường việc sử dụng các kênh thu thập thông tin cho hoạt động tự đánh giá của giảng viên. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm về hoạt động tự đánh giá (reflective practice) và hoạt động tự đánhgiá sau giờ dạy (reflection-on-action) của giảng viên Hoạt động tự đánh giá “reflective practice” được John Dewy (1933) định nghĩa là“một hoạt động diễn ra khi giảng viên tự thực hiện việc nhận xét, đánh giá hoạt động giảng1 Giảng viên khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức100 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016dạy của bản thân để tìm ra giải pháp thích hợp cho các tình huống phức tạp diễn ra trongquá trình dạy học”. Tác giả cho rằng hoạt động tự đánh giá có vai trò chỉ đạo hoạt độnggiảng dạy và những phán quyết của giảng viên. Cụ thể hơn, Cruickshank và Applegate(1981) đã nhấn mạnh rằng quá trình tự đánh giá giúp người dạy có những suy nghĩ sâu sắchơn về những hoạt động giảng dạy đã trải qua, từ đó tìm ra nguyên nhân của hành động,làm căn cứ cho việc tìm ra hướng giải quyết mới cho các tình huống đã gặp phải. Trongmột nghiên cứu khác, các tác giả Odeh, Kurt và Atamturk (2010) có kết luận rằng nhữnggiảng viên tham gia vào nghiên cứu đều có quan điểm tích cực đối với hoạt động tự đánhgiá. Các tác giả khẳng định hoạt động tự đánh giá cho phép giảng viên nhìn nhận lại việcgiảng dạy của mình theo các nội dung “đã dạy cái gì, dạy như thế nào và tại sao lại dạynhư thế”. Từ đó giảng viên sẽ “phá vỡ những thói quen giảng dạy vốn dĩ lặp đi lặp lại từtrước đến nay để áp dụng những cách truyền đạt mới, phù hợp với nhu cầu của người học.Do đó hoạt động tự đánh giá có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cáckỹ năng nghề nghiệp, góp phần giúp giảng viên tự hoàn thiện bản thân (Schon, 1983).Những giảng viên có sử dụng hoạt động tự đánh giá (reflective teachers) luôn có xu hướngtìm ra cách tiếp cận mới, luôn trăn trở, xem xét vấn đề để tìm ra hướng giải quyết phù hợphơn, hiệu quả hơn.Từ những khái niệm trên thấy rằng cần khuyến khích các hoạt động tựđánh giá của giảng viên khoa Ngoại ngữ, trường đại học Hồng Đức bởi vì quá trình tựđánh giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạyvà phương pháp tiếp cận người học, giúp giảng viên tự hoàn thiện bản thân. Thuật ngữ “reflection-on-action” (tự đánh giá sau giờ dạy) là một trong nhữnghoạt động tự đánh giá mà Donald Schon (1983) đã đề cập đến trong cuốn sách nổitiếng “the reflective practitioner”. Tác giả đã định nghĩa tự đánh giá sau giờ dạy là “hoạtđộng tự đánh giá mà trong đó giảng viên tự xem xét lại việc dạy của mình sau khi việc dạymột đơn vị bài học hay một buổi học”. Schon đã nhấn mạnh các nội dung của quá trình tựđánh giá ba ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: