Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xây dựng bộ tiêu chuẩn DRIS cho đánh giá dinh dưỡng khoáng trên cây ngô; (ii) đánh giá tình trạng dinh dưỡng khoáng của ngô lai trên đất phù sa không bồi ở An Phú - An Giang. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp (DRIS) để đánh giá dinh dưỡng N-P-K cho cây ngô trên vùng đất phù sa không bồi ở An Phú - An Giang
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY
ISSN 2588-1256
Vol. 2(1) - 2018
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CHẨN ĐOÁN VÀ KHUYẾN CÁO TÍCH HỢP (DRIS)
ĐỂ ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG N-P-K CHO CÂY NGÔ TRÊN VÙNG ĐẤT
PHÙ SA KHÔNG BỒI Ở AN PHÚ - AN GIANG
Nguyễn Văn Chương
Khoa Nông nghiệp, trường Đại học An Giang.
Liên hệ email: nvchuong@agu.edu.vn
TÓM TẮT
DRIS dùng để chẩn đoán dinh dưỡng cho nhiều loại cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy
nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá và sử dụng phương pháp này cho cây ngô,
đặc biệt trên vùng đất phù sa không bồi. Mục tiêu của nghiên cứu là (i) xây dựng bộ tiêu chuẩn DRIS
cho đánh giá dinh dưỡng khoáng trên cây ngô; (ii) đánh giá tình trạng dinh dưỡng khoáng của ngô lai
trên đất phù sa không bồi ở An Phú - An Giang. Thu mẫu lá ở thời điểm V10 và mẫu lá +3 vào thời
điểm R1 trên ruộng thí nghiệm tại vùng phù sa không bồi cho xây dụng bộ DRIS chuẩn; (iii) kiểm
chứng lại DRIS bằng ruộng sản xuất của người nông dân về tình trạng dưỡng chất N-P-K cung cấp từ
đất và mức tăng năng suất cho ngô lai trên vùng đất phù sa không bồi ở An Phú – An Giang. Kết quả
thí nghiệm cho thấy bộ DRIS chuẩn được thiết lập dựa vào phân tích lá ngô +3 dùng để chẩn đoán
dinh dưỡng khoáng cho cây ngô ở An Phú vào thời điểm V10 là phù hợp hơn so với R1 cho đất phù sa
không bồi. Không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa giữa bộ DRIS chuẩn năm 2015 với bộ DRIS chuẩn
năm 2016. Cần thí nghiệm bón vi lượng và đánh giá chỉ số DRIS cho ngô lai trên đất phù sa không bồi
ở An Phú.
Từ khóa: An Phú - An Giang, DRIS, đất phù sa không bồi, ngô lai
Nhận bài: 23/11/2017
Hoàn thành phản biện: 15/01/2018
Chấp nhận bài: 30/01/2018
1. MỞ ĐẦU
Hệ thống chẩn đoán và khuyến cáo tích hợp (Diagnosis and Recommendation
Integrated System) (DRIS), đầu tiên được sử dụng cho đánh giá tình trạng dưỡng chất cho
cây cao su (Beaufils, 1957; 1973) thông qua phân tích lá. DRIS được đánh giá là phương
pháp tốt nhất cho phát hiện sự thừa hoặc thiếu dưỡng chất trong cây trồng (Beaufils, 1973).
Ngoài ra, DRIS còn có thể tính đến cân bằng dinh dưỡng trong mô cây trồng, so sánh hiệu
quả các chất dinh dưỡng khác nhau, tự động xếp hạng thiếu hụt và dư thừa dưỡng chất theo
thứ tự quan trọng (Beaufils và Sumner, 1976). Cho đến nay, hệ thống này đã được ứng dụng
nhiều nơi trên thế giới trong nghiên cứu nhiều loại cây trồng như: mía, khoai tây, đậu phộng,
đậu nành, cà phê, cam quýt, ngô, cà chua. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp
DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng cho mía, ngô, lúa, cây ăn trái, ... Tuy nhiên, ở Việt Nam sử
dụng DRIS để đánh giá tình trạng dưỡng chất trong cây trên đồng ruộng nhất là trên vùng đất
phù sa không bồi cho cây ngô lai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rất hạn chế.
Gần đây, một nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng trong đó có đạm, lân, kali của cây ngô lai
trồng trên vùng đất trong đê và ngoài đê ở An Phú – An Giang của Lê Thị Hoa Tuyên (2016)
đã thực hiện để đánh giá lại dưỡng chất cho cây. Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của dưỡng
chất đến sinh trưởng và năng suất của ngô lai, đồng thời cũng chỉ ra khả năng cung cấp
399
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP
ISSN 2588-1256
Tập 2(1) - 2018
dưỡng chất của đất ở trong và ngoài đê. Tuy nhiên, nghiên cứu đó chưa đưa ra bộ DRIS
chuẩn để chẩn đoán về dinh dưỡng cho cây ngô lai trồng trên vùng đất trong và ngoài đê.
2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian lấy mẫu: chia làm hai giai đoạn
- Giai đoạn 1: tiến hành thu mẫu từ 10/2016 – 12/2016.
- Giai đoạn 2: thu mẫu đại diện ở mùa vụ kế tiếp từ ruộng sản xuất của nông dân để
kiểm chứng lại bộ dữ liệu DRIS. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.
Thời gian cụ thể cho từng đợt thu mẫu:
+ Đợt 1: 02/10/2016 - 10/10/2016 thu mẫu đất và mẫu lá V10 (Giai đoạn 10 lá),
+ Đợt 2: 20/10/2016 - 30/10/2016 thu mẫu lá R1(Giai đoạn phun râu),
+ Đợt 3: 17/11/2016 - 20/11/2016 thu mẫu cây giai đoạn R6 (Giai đoạn chín sinh lý),
+ Đợt 4: 15/03/2017-15/05/2017 thu kiểm chứng mẫu đất, mẫu lá V10, mẫu lá R1,
giai đoạn R6.
Địa điểm: các mẫu ngô lai nghiên cứu được thu trên vùng đất phù sa không bồi tại 3
xã Khánh An, Quốc Thái và Phú Hữu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đất trồng: trên nền đất phù sa không bồi trồng ngô lai tại huyện An Phú, tỉnh An Giang.
- Cây trồng: cây ngô lai được trồng phổ biến tại địa phương.
Giống NK 7328 của công ty Syngenta đã được nhập nội. Giống ngô lai NK 7328 có
thời gian sinh trưởng trung bình 110 ngày, năng suất trung bình đạt trên 10 tấn/ha.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đánh giá hàm lượng NPK của đất phù sa không bồi ở 3 xã Khánh An, Quốc
Thái và Phú Hữu thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
- Nội dung 2: Sử dụng DRIS để đánh giá tình trạng dưỡng chất NPK của ngô lai trên đất trong và
ngoài đê ở 3 xã Khánh An, Quốc Thái và Phú Hữu thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang.
2.3.2. Cách thu mẫu và chỉ tiêu theo theo dõi
Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu đất:
Lấy ở 2 độ sâu 0 – 20 cm và 20 – 40 cm, với 102 mẫu (51 hộ). Trên mỗi lô ruộng thu
mẫu theo hình chéo góc, lấy mẫu đại diện khoảng 500 g cho vào bọc nhựa, ghi ký hiệu mẫu
(địa điểm, độ sâu). Phơi khô mẫu trong không khí ở nhiệt độ phòng rồi nghiền nhỏ qua rây 2,0
mm và 0,5 mm để xác định đặc tính lý, hóa của đất.
Phương pháp thu và xử lý mẫu lá ngô:
Số lượng mẫu lá thu được gồm 102 mẫu tương ứng với 51 hộ. Mẫu lá được thu thập
vào 2 độ tuổi sinh lý của cây ngô lai: giai đoạn V10, R1.
- Giai đoạn ngô được 10 lá (V10): khi các cây ngô lai trên ruộng đã được 10 lá hoàn chỉnh và
thu mẫu ở vị trí lá +3 (lá thứ ba tính từ lá thứ nhất) được tính từ trên ngọn xuống (một lá
được xem là hoàn chỉnh khi nó không còn xoắn ở đỉnh sinh trưởng của cây và đã được bung
400
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY
ISSN 2588-1256
Vol. 2(1) - 2018
ra ...