Sử dụng kỹ thuật IEA chuẩn đoán nguyên nhân chậm sinh ở bò sữa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.76 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho công tác chẩn đoán trạng thái hoạt động sinh dục của bò sữa ở nước ta được kịp thời và chính xác, đề tài tiến hành phân tích xác định nồng độ progesterone trong cơ thể bò sữa nuôi tại một số huyện ngoại thành Hà Nội bằng kỹ thuật EIA. Đây là hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ đối với chăn nuôi gia súc ở nước ta hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng kỹ thuật IEA chuẩn đoán nguyên nhân chậm sinh ở bò sữa 52(4): 110 -114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 SỬ DỤNG KỸ THUẬT EIA CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ SỮA Nguyễn Mạnh Hà ( Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tình trạng chậm sinh trên đàn bò sữa nuôi ở nước ta là khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân được xác định là do rối loạn chức năng buồng trứng, biểu hiện chủ yếu ở các trạng thái như: buồng trứng kém phát triển, tồn lưu thể vàng, u nang buồng trứng… Việc chẩn đoán, phát hiện các triệu chứng trên ở bò bằng các phương pháp thông thường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi các lý do: không tận mắt nhìn thấy buồng trứng, chưa có nhiều kinh nghiệm khi sờ khám buồng trứng, các thao tác khám vất vả dễ gây tổn thương. Để khắc phục hạn chế trên, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu và sử dụng kỹ thuật EIA phân tích hàm lượng progesterone (P4) trong sữa hoặc huyết thanh. Trên cơ sở xác định nồng độ progesterone có thể cho biết trạng thái của buồng trứng cũng như tình trạng hoạt động sinh dục của cơ thể bò sữa. Phương pháp này có ưu điểm nhanh, chính xác và không gây tổn thương tới cơ thể bò. Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho công tác chẩn đoán trạng thái hoạt động sinh dục của bò sữa ở nước ta được kịp thời và chính xác, đề tài tiến hành phân tích xác định nồng độ progesterone trong cơ thể bò sữa nuôi tại một số huyện ngoại thành Hà Nội bằng kỹ thuật EIA. Đây là hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ đối với chăn nuôi gia súc ở nước ta hiện nay. II. PHƢƠNG PHÁP - Vật liệu: Mẫu sữa (đối với bò sinh sản bình thường) và mẫu máu (đối với bò chậm sinh) của bò lai hướng sữa nuôi tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội + Đối với bò sinh sản bình thường: lấy mẫu sữa của 5 bò để phân tích. Mẫu đầu tiên lấy vào ngày bò động dục (ngày 0), mẫu tiếp theo lấy vào các ngày 3; 6; 9; 12; 15 và 21 của chu kỳ động dục. Sữa được lấy vào buổi sáng sớm, ly tâm 3000 vòng/phút để yên 15 phút chắt lấy phần sữa không bơ ở phía trên để phân tích. + Đối với bò chậm sinh (không có biểu hiện động dục): lấy mẫu máu của 30 bò để phân tích. Máu được lấy từ tĩnh mạch đuôi, cho vào trong ống nghiệm (mỗi con lấy khoảng 10 ml). Để ống nghiệm nằm im, hơi nghiêng theo phương thẳng đứng. Đợi cho phần máu đông chìm xuống phía dưới đáy ống nghiệm, phần huyết thanh màu vàng nổi lên phía trên, chắt huyết thanh ra một ống nghiệm khác sau đó đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. *Phƣơng pháp định lƣợng hàm lƣợng progesteron Sử dụng phương pháp ELISA với kỹ thuật EIAProgesterone của Viện Chăn nuôi quốc gia (2003)[4] để phân tích. - Các chỉ tiêu theo dõi + Đối với bò sinh sản bình thường: xác định hàm lượng progesterone ở ngày động dục (ngày 0) và các ngày sau động dục: ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21 + Đối với bò chậm sinh: xác đinh hàm lượng progesterone ở ngày lấy mẫu bất kỳ (ngày 0) và các ngày lấy mẫu tiếp theo: ngày 7; 14; 21. - Địa điểm tiến hành: Các phân tích mẫu sữa và huyết thanh được tiến hành tại Bộ môn sinh sản và thụ tinh nhân tạo, Viện Chăn nuôi quốc gia III. KẾT QUẢ 1. Kết quả phân tích hàm lƣợng progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng của bò Theo dõi hàm lượng progesterone trên 5 bò có chu kỳ động dục bình thường (sau đẻ động dục trở lại trong khoảng 35-40 ngày) tại các thời điểm: ngày 0 (ngày động dục), ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18 và 21 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1 Qua bảng 1 cho thấy hàm lượng progesterone ở 5 bò lấy mẫu phân tích biến đổi theo quy luật chung: đạt nồng độ thấp nhất ở ngày động dục (0,17 0,05 ng/ml) sau đó bắt đầu tăng cao từ ngày thứ 3 (0,60 0,07 ng/ml), đạt giá trị cao nhất ngày 15 (2,20 0,16 ng/ml) sau đó giảm dần đến ngày 21 (0,26 0,08 ng/ml). 110 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 52(4): 110 - 114 4 - 2009 Bảng 1. Hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục bình thường của bò lai hướng sữa Số TT bò 1 2 3 4 5 TB Ngày 0 0,17 0,05 0,12 0,20 0,31 0,17 0,05 Ngày 3 0,69 0,52 0,41 0,76 0,60 0,60 0,07 Hàm lƣợng progesterone trong sữa (ng/ml) Ngày Ngày Ngày Ngày 6 9 12 15 1,25 1,86 2,04 2,50 1,18 1,70 2,11 1,88 0,98 1,65 1,97 2,01 1,42 1,89 2,54 2,06 1,81 1,95 2,30 2,53 1,33 1,81 2,19 2,20 0,16 0,09 0,12 0,16 Ngày 18 1,12 1,00 1,10 0,99 1,16 1,07 0,04 Ngày 21 0,36 0,08 0,45 0,22 0,17 0,26 0,08 Biến động về hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường được biểu thị bằng đồ thị ở hình 1 2.5 2 1.5 1 0.5 0 ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày 0 3 6 9 12 15 18 21 Hình 1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường Kết quả nghiên cứu trên bò sữa của Phan Văn Kiểm và cs (2003) [3] cho biết: hàm lượng progesterone vào ngày động dục (ngày 0) rất thấp đạt 0,15ng/ml, tăng lên ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 (0,58-1,24ng/ml), đạt cao nhất ngày thứ 12 đến 15 (2,41-2,43ng/ml) sau đó giảm nhanh từ ngày thứ 18 và đến ngày 21 còn 0,22ng/ml. Kết quả nghiên cứu của Hommeida và cs (2002) [6] ở bò cho thấy: ở ngày động dục (ngày 0) hàm lượng progesterone đạt 0,17ng/ml; n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng kỹ thuật IEA chuẩn đoán nguyên nhân chậm sinh ở bò sữa 52(4): 110 -114 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 SỬ DỤNG KỸ THUẬT EIA CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ SỮA Nguyễn Mạnh Hà ( Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tình trạng chậm sinh trên đàn bò sữa nuôi ở nước ta là khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân được xác định là do rối loạn chức năng buồng trứng, biểu hiện chủ yếu ở các trạng thái như: buồng trứng kém phát triển, tồn lưu thể vàng, u nang buồng trứng… Việc chẩn đoán, phát hiện các triệu chứng trên ở bò bằng các phương pháp thông thường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi các lý do: không tận mắt nhìn thấy buồng trứng, chưa có nhiều kinh nghiệm khi sờ khám buồng trứng, các thao tác khám vất vả dễ gây tổn thương. Để khắc phục hạn chế trên, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu và sử dụng kỹ thuật EIA phân tích hàm lượng progesterone (P4) trong sữa hoặc huyết thanh. Trên cơ sở xác định nồng độ progesterone có thể cho biết trạng thái của buồng trứng cũng như tình trạng hoạt động sinh dục của cơ thể bò sữa. Phương pháp này có ưu điểm nhanh, chính xác và không gây tổn thương tới cơ thể bò. Để có thêm cơ sở khoa học giúp cho công tác chẩn đoán trạng thái hoạt động sinh dục của bò sữa ở nước ta được kịp thời và chính xác, đề tài tiến hành phân tích xác định nồng độ progesterone trong cơ thể bò sữa nuôi tại một số huyện ngoại thành Hà Nội bằng kỹ thuật EIA. Đây là hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ đối với chăn nuôi gia súc ở nước ta hiện nay. II. PHƢƠNG PHÁP - Vật liệu: Mẫu sữa (đối với bò sinh sản bình thường) và mẫu máu (đối với bò chậm sinh) của bò lai hướng sữa nuôi tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội + Đối với bò sinh sản bình thường: lấy mẫu sữa của 5 bò để phân tích. Mẫu đầu tiên lấy vào ngày bò động dục (ngày 0), mẫu tiếp theo lấy vào các ngày 3; 6; 9; 12; 15 và 21 của chu kỳ động dục. Sữa được lấy vào buổi sáng sớm, ly tâm 3000 vòng/phút để yên 15 phút chắt lấy phần sữa không bơ ở phía trên để phân tích. + Đối với bò chậm sinh (không có biểu hiện động dục): lấy mẫu máu của 30 bò để phân tích. Máu được lấy từ tĩnh mạch đuôi, cho vào trong ống nghiệm (mỗi con lấy khoảng 10 ml). Để ống nghiệm nằm im, hơi nghiêng theo phương thẳng đứng. Đợi cho phần máu đông chìm xuống phía dưới đáy ống nghiệm, phần huyết thanh màu vàng nổi lên phía trên, chắt huyết thanh ra một ống nghiệm khác sau đó đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. *Phƣơng pháp định lƣợng hàm lƣợng progesteron Sử dụng phương pháp ELISA với kỹ thuật EIAProgesterone của Viện Chăn nuôi quốc gia (2003)[4] để phân tích. - Các chỉ tiêu theo dõi + Đối với bò sinh sản bình thường: xác định hàm lượng progesterone ở ngày động dục (ngày 0) và các ngày sau động dục: ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18; 21 + Đối với bò chậm sinh: xác đinh hàm lượng progesterone ở ngày lấy mẫu bất kỳ (ngày 0) và các ngày lấy mẫu tiếp theo: ngày 7; 14; 21. - Địa điểm tiến hành: Các phân tích mẫu sữa và huyết thanh được tiến hành tại Bộ môn sinh sản và thụ tinh nhân tạo, Viện Chăn nuôi quốc gia III. KẾT QUẢ 1. Kết quả phân tích hàm lƣợng progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng của bò Theo dõi hàm lượng progesterone trên 5 bò có chu kỳ động dục bình thường (sau đẻ động dục trở lại trong khoảng 35-40 ngày) tại các thời điểm: ngày 0 (ngày động dục), ngày 3; 6; 9; 12; 15; 18 và 21 chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1 Qua bảng 1 cho thấy hàm lượng progesterone ở 5 bò lấy mẫu phân tích biến đổi theo quy luật chung: đạt nồng độ thấp nhất ở ngày động dục (0,17 0,05 ng/ml) sau đó bắt đầu tăng cao từ ngày thứ 3 (0,60 0,07 ng/ml), đạt giá trị cao nhất ngày 15 (2,20 0,16 ng/ml) sau đó giảm dần đến ngày 21 (0,26 0,08 ng/ml). 110 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 52(4): 110 - 114 4 - 2009 Bảng 1. Hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục bình thường của bò lai hướng sữa Số TT bò 1 2 3 4 5 TB Ngày 0 0,17 0,05 0,12 0,20 0,31 0,17 0,05 Ngày 3 0,69 0,52 0,41 0,76 0,60 0,60 0,07 Hàm lƣợng progesterone trong sữa (ng/ml) Ngày Ngày Ngày Ngày 6 9 12 15 1,25 1,86 2,04 2,50 1,18 1,70 2,11 1,88 0,98 1,65 1,97 2,01 1,42 1,89 2,54 2,06 1,81 1,95 2,30 2,53 1,33 1,81 2,19 2,20 0,16 0,09 0,12 0,16 Ngày 18 1,12 1,00 1,10 0,99 1,16 1,07 0,04 Ngày 21 0,36 0,08 0,45 0,22 0,17 0,26 0,08 Biến động về hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường được biểu thị bằng đồ thị ở hình 1 2.5 2 1.5 1 0.5 0 ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày 0 3 6 9 12 15 18 21 Hình 1. Đồ thị biểu diễn hàm lượng progesterone trong chu kỳ động dục của bò sinh sản bình thường Kết quả nghiên cứu trên bò sữa của Phan Văn Kiểm và cs (2003) [3] cho biết: hàm lượng progesterone vào ngày động dục (ngày 0) rất thấp đạt 0,15ng/ml, tăng lên ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 (0,58-1,24ng/ml), đạt cao nhất ngày thứ 12 đến 15 (2,41-2,43ng/ml) sau đó giảm nhanh từ ngày thứ 18 và đến ngày 21 còn 0,22ng/ml. Kết quả nghiên cứu của Hommeida và cs (2002) [6] ở bò cho thấy: ở ngày động dục (ngày 0) hàm lượng progesterone đạt 0,17ng/ml; n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Kỹ thuật IEA chuẩn đoán Chậm sinh ở bò sữa Nguyên nhân chậm sinh Tỉnh Thái Nguyên Chăn nuôi gia súcGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 283 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 266 0 0 -
5 trang 232 0 0
-
10 trang 208 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 207 0 0 -
6 trang 196 0 0
-
8 trang 191 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 191 0 0 -
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 190 0 0 -
9 trang 165 0 0