Danh mục

Sử dụng mô hình Value at Risk trong quản trị rủi ro danh mục

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sử dụng mô hình Value at Risk để đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư chứng khoán gồm hai cổ phiếu HPG (Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) và TCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) thông qua các phương pháp mô phỏng lịch sử, phương sai - hiệp phương sai, Risk Metrics và Monte Carlo. Ngoài ra, bài viết còn tiến hành hậu kiểm thông qua kiểm định Back - Test.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng mô hình Value at Risk trong quản trị rủi ro danh mục KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 14. SỬ DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO DANH MỤC ThS. Dương Thị Phương Liên*, Nguyễn Thị Yến Vy**, TS. Nguyễn Tuấn Duy* Tóm tắt Bài viết sử dụng mô hình Value at Risk để đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư chứng khoán gồm hai cổ phiếu HPG (Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát) và TCB (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam) thông qua các phương pháp mô phỏng lịch sử, phương sai - hiệp phương sai, Risk Metrics và Monte Carlo. Ngoài ra, bài viết còn tiến hành hậu kiểm thông qua kiểm định Back - Test. Từ khóa: Mô hình Value at Risk, kiểm định Back - Test, rủi ro tài chính (Finance Risk) 1. Đặt vấn đề Đầu tư chứng khoán là hoạt động mang tính rủi ro rất cao. Chính vì thế, các nhà đầu tư luôn muốn tối thiểu hóa rủi ro. Ngày nay, mặc dù không triệt tiêu hết được rủi ro, nhưng nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công cụ toán học cho phép con người có thể chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, hay hoán đổi rủi ro, chủ động kiểm soát rủi ro. Đó là lý do cho sự ra đời của hàng loạt các hệ thống và phương pháp định giá rủi ro. Một trong các phương pháp định giá rủi ro đáng tin cậy là phương pháp xác định giá trị rủi ro (Value at Risk - VaR). 2. Cơ sở lý thuyết Rủi ro tài chính (Finance Risk) được quan niệm là hậu quả của sự thay đổi, biến động không lường trước được của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ đối với các tổ chức tài chính và nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính. Tùy thuộc vào nguyên nhân, nguồn gốc gây ra rủi ro - được gọi là “nhân tổ rủi ro” (Risk Factor), chúng ta có thể phân loại các hình thức, loại hình rủi ro tài chính như sau: - Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro phát sinh do sự biến động về giá cả trên thị trường tài chính. * Bộ môn Toán - Thống kê, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing ** Sinh viên khóa 17, chuyên ngành Tài chính định lượng, Trường Đại học Tài chính - Marketing 110 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY MÔN LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ ỨNG DỤNG CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ, QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN - Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro do tính thanh khoản của các tài sản không được thực hiện. - Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro do con người hoặc do kỹ thuật gây ra các sự cố. - Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý là rủi ro do các giao dịch không đúng pháp luật. Khi đề cập đến rủi ro tài chính, người ta thường quan tâm đến rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng. Khái niệm “Giá trị tại rủi ro - VaR” có nguồn gốc từ lĩnh vực bảo hiểm. Sau đó, nó được du nhập vào thị trường tài chính Mỹ nhờ Ngân hàng Bankers Trust trong những năm 1980 của thế kỷ này. Tuy nhiên, người có công lớn nhất trong việc thực tiễn hóa khái niệm VaR lại là Ngân hàng thương mại JPMorgan của Mỹ. Vào năm 1994, JPMorgan cho ra đời hệ thống RiskMetrics và chia sẻ nó với tất cả mọi người trên thế giới hoàn toàn miễn phí thông qua trang web www.riskmetrics.com. Sau một thời gian hoạt động, RiskMetrics sát nhập vào Reuters, một tập đoàn mạnh về thông tin tài chính để cho ra đời một đơn vị chuyên cung cấp cơ sở dữ liệu về tài chính và các phương pháp cần thiết để tính toán VaR cho danh mục đầu tư. Những công ty tài chính và những doanh nghiệp khác cũng có thể sử dụng dịch vụ này để tính toán VaR theo RiskMetrics hoặc thu thập số liệu để quản trị rủi ro cho riêng mình. VaR là một phương pháp đo lường khoản lỗ tiềm năng cho một công ty, một quỹ, một danh mục, một giao dịch, hay một chiến lược tài chính. Nó thường thể hiện bằng phần trăm hay bằng đơn vị tiền. Bất kể tại vị thế nào có thể gây ra lỗ cũng là mục tiêu để tính bằng phương pháp đo lường VaR. Ba thông số quan trọng nhất là phải lấy được một độ tin cậy, xác định khoảng thời gian đo lường VaR, và chọn một cách tiếp cận xác định để mô hình hóa phân bố lời lỗ. 3. Một số phương pháp ước lượng VaR 3.1. Mô hình VaR tham số Mô hình VaR sử dụng phổ biến đối với lợi suất thường giả định lợi suất danh mục (hoặc tài sản) có phân phối chuẩn, do đó, chỉ cần sử dụng hai tham số: kỳ vọng (µ) và độ lệch chuẩn (σ) (hoặc sử dụng các ước lượng của chúng) đã có thể tính được VaR. Vì lý do trên, mô hình trong trường hợp này gọi là “Mô hình VaR tham số”. Giả thiết chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản: rt là chuỗi dừng và có phân bố chuẩn. Như vậy, rt ∼ suy ra ∼ N(0,1). Ta có công thức tính VaR: ...

Tài liệu được xem nhiều: