Danh mục

Sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad làm phương tiện trực quan trong dạy học một số chủ đề hình học ở trường phổ thông

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 853.56 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc kết hợp các phương tiện hỗ trợ dạy học như sử dụng máy tính và các phần mềm dạy học là cần thiết và phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trường phổ thông, góp phần nâng cao nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng bộ môn toán ở trường phổ thông nói riêng. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả đề cập đến ứng dụng của phần mềm Geometer’s Sketchpad (GSP) khi dạy một số chủ đề Hình học ở trường phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad làm phương tiện trực quan trong dạy học một số chủ đề hình học ở trường phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 149-155 SỬ DỤNG PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD LÀM PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trần Trung Tình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội1. Mở đầu Trong chương trình toán phổ thông, Hình học là môn học quan trọng đối vớihọc sinh (HS). Nó không chỉ trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về hình họcmà còn là phương tiện để HS rèn luyện các phẩm chất, kĩ năng tư duy. Để tăng tính trực quan trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng, xuhướng phổ biến hiện nay là xây dựng các phương tiện trực quan nhằm hình thànhở HS các hình ảnh cảm tính của đối tượng nghiên cứu, gợi cho HS các tình huốngcó vấn đề, tạo nên sự hứng thú trong các giờ học toán. Với bộ môn Hình học thìyếu tố trực quan lại càng quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, để giúp HS nhậnthức đúng đắn và chính xác kiến thức cũng như rèn luyện tư duy cần phải sử dụngcác hình ảnh trực quan phong phú, chân thực. Do vậy việc kết hợp các phương tiện hỗ trợ dạy học như sử dụng máy tính vàcác phần mềm dạy học là cần thiết và phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạyhọc hiện nay ở trường phổ thông, góp phần nâng cao nâng cao chất lượng dạy họcnói chung và chất lượng bộ môn toán ở trường phổ thông nói riêng. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả đề cập đến ứng dụng của phần mềm Ge-ometer’s Sketchpad (GSP) khi dạy một số chủ đề Hình học ở trường phổ thông.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Công nghệ thông tin trong trường phổ thông Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã dẫn tới nhiều cuộc cáchmạng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giáo dục cũng chịu sự tác độngsâu sắc bởi những thành tựu của công nghệ thông tin. Để áp dụng những thành tựucông nghệ thông tin, nhà trường hiện đại phải có những thay đổi. Chúng ta phải cócách nhìn mới, quan điểm mới. Khi chưa có máy tính điện tử nhà trường có thể đảm bảo cho HS đạt mộtchuẩn kiến thức nào đó, bước đầu có thể phân hoá HS. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào 149 Trần Trung Tìnhsách giáo khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập truyền thống thì chưa pháttriển tối đa năng lực của mỗi HS và quá trình học tập chưa phù hợp với đặc điểmtư duy của mỗi HS. Để HS phát triển tốt thì mỗi HS cần vươn lên tối đa trong giaiđoạn học tập, được giúp đỡ, khuyến khích trong quá trình học tập, học trên lớp, họcở nhà,. . . Có thể cần sự trợ giúp của máy tính điện tử cùng với các phần mềm dạyhọc thích hợp. Qua đó HS có thể nhận được lượng kiến thức phù hợp với trình độcủa từng em, được khuyến khích và phát triển đúng lúc. Mỗi HS nhận được lượngkiến thức phù hợp với khả năng của mình, tiến hành học tập không ảnh hưởng đếntiến trình học tập của HS khác. Lúc đó mỗi HS như có một giáo viên (GV) tại chỗ,có thể nắm bắt kiến thức còn hổng, có biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích đáng. Cùng với khả năng HS trở thành chủ thể trong quá trình học tập; HS tíchcực chủ động trong việc tìm kiếm tri thức, lập kế hoạch học tập, tự kiểm tra đánhgiá,. . . Nhờ công nghệ thông tin có thể dạy học từ xa; khả năng thu nhận thông tinkhông bị hạn chế. Như vậy khoảng cách đã được chinh phục, mọi HS đều có quyềntiếp thu chương trình học. Tạo khả năng phát triển và sử dụng các phương tiện dạy học khác, như SGKđiện tử, vở bài tập điện tử, thư viện điện tử,. . . chúng là những phương tiện mớivới khả năng lưu một số lượng lớn tri thức, tuy nhiên việc tra cứu và học tập lại rấtnhanh chóng và thuận tiện. Việc đánh giá có thể tổ chức liên tục, tiến hành trên mỗi thời điểm học tậpcủa HS, đánh giá từng thao tác và khách quan các kết quả đánh giá được xử lí kịpthời bởi các phần mềm chuyên dụng. Nhờ đó có thể có được những thông tin chínhxác về chất lượng dạy học, chất lượng quản lí giáo dục ở mỗi đơn vị giáo dục, mộtvùng lãnh thổ trên cả nước. Với những thành tựu của công nghệ thông tin, bản thân khoa học giáo dụcvà khoa học có liên quan sẽ có những công cụ nghiên cứu hữu hiệu, từ đó nảy sinhphương pháp nghiên cứu mới.2.2. Tổng quan về phần mềm Geometer’s Sketchpad Cho dù phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được ngành giáo dục quantâm từ nhiều năm gần đây, tuy nhiên khả năng tiếp cận và sử dụng các phương tiệnhỗ trợ dạy học hiện đại của nhiều thầy cô còn hạn chế, các em HS thì ít quan tâmvì thiếu người hướng dẫn, khuyến khích. Vì thế mà phương tiện học hình học chủyếu vẫn là bảng và giấy, việc học Toán nói chung và bộ môn hình học nói riêng vẫncòn nhiều bất cập. Một trong những phương tiện giúp nghiên cứu hình học được giới thiệu ở đâylà Phần mềm GSP. Phần mềm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: