Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 143.98 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bài viết giới thiệu việc sử dụng DHDA thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 22-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0003 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Phương Thúy1 , Nguyễn Thị Sửu2 , Vũ Quốc Trung2 1 Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu việc sử dụng DHDA thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, trung học phổ thông, dạy học dự án, hóa học hữu cơ, Miền núi phía Bắc. 1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những vấn đề, những bài toán nhận thức cụ thể có mục tiêu và có tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo để tìm ra lời giải. Theo [1], [2] NLGQVĐ được xác định theo cách tiếp cận khác nhau. Có hai cách tiếp cận về NLGQVĐ. Theo cách truyền thống, NLGQVĐ được tiếp cận theo tiến trình giải quyết vấn đề và sự chuyển đổi nhận thức của chủ thể sau khi giải quyết vấn đề. Theo hướng hiện đại, NLGQVĐ được tiếp cận theo quá trình xử lí thông tin, nhấn mạnh tới suy nghĩ của người giải quyết vấn đề hay “hệ thống xử lí thông tin”, vấn đề và không gian vấn đề. Không gian vấn đề là những diễn biến tâm lí bên trong của người GQVĐ: Trạng thái ban đầu (các thông tin đã biết); Thông tin trạng thái trung gian; Trạng thái mong muốn (mục tiêu); và cách thức, chiến lược hành động để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong quá trình GQVĐ, con người có thể sử dụng cách thức, chiến lược khác nhau và do đó có thể có những kết quả đầu ra khác nhau. Đồng thời, vấn đề được nảy sinh từ cuộc sống nên thường không rõ ràng ngay từ đầu, phức tạp và luôn thay đổi trong quá trình tương tác với vấn đề đó. Vì vậy ta có thể hiểu NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, song chúng tôi xác định sử dụng dạy học dự án (DHDA) là một trong những biện pháp đem Ngày nhận bài: 5/10/2015. Ngày nhận đăng: 12/12/2015. Liên hệ: Vũ Quốc Trung, e-mail: trungvp@hnue.edu.vn 22 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông lại những hiệu quả rõ rệt. DHDA là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu [5],[6]. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày một số kết quả điều tra việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS trung học phổ thông (THPT) Miền núi phía Bắc, đồng thời đưa ra kết quả thực nghiệm ban đầu trong DHDA phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Thực trạng vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã xây dựng nội dung điều tra về việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ và mức độ GQVĐ trong học tập hóa học của HS năm học 2012,2013. Tổng số 2495 HS và 205 giáo viên (GV) được điều tra tại 91 trường THPT Miền núi phía Bắc. Kết quả thu được như sau: + Khi hỏi trong quá trình học môn Hóa học, em đã thực hiện được việc GQVĐ như thế nào? Có 867 (34,8%) đã biết GQVĐ,737 (29,5%) GQVĐ rất tốt và 891 (35,7%) chưa biết GQVĐ. + Với GV chúng tôi nhận được các ý kiến trả lời: 188/205 = 91,7% cho rằng DHDA sẽ góp phần nâng cao khả năng GQVĐ học tập cho HS ở trường THPT. Tìm hiểu GV về mức độ vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS và khả năng GQVĐ trong học tập môn Hóa học, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở biểu đồ dưới đây như sau: Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá mức độ vận dụng DHDA của GV để phát triển NLGQVĐ cho HS Từ kết quả cho thấy GV chưa chú ý đến việc định hướng phát triển ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh miền núi phía Bắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 22-29 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0003 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỮU CƠ LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Nguyễn Thị Phương Thúy1 , Nguyễn Thị Sửu2 , Vũ Quốc Trung2 1 Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Tóm tắt. Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu việc sử dụng DHDA thông qua phần hóa học hữu cơ lớp 11 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc. Từ khóa: Năng lực giải quyết vấn đề, trung học phổ thông, dạy học dự án, hóa học hữu cơ, Miền núi phía Bắc. 1. Mở đầu Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) là năng lực hoạt động trí tuệ của con người trước những vấn đề, những bài toán nhận thức cụ thể có mục tiêu và có tính hướng đích cao đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy và sáng tạo để tìm ra lời giải. Theo [1], [2] NLGQVĐ được xác định theo cách tiếp cận khác nhau. Có hai cách tiếp cận về NLGQVĐ. Theo cách truyền thống, NLGQVĐ được tiếp cận theo tiến trình giải quyết vấn đề và sự chuyển đổi nhận thức của chủ thể sau khi giải quyết vấn đề. Theo hướng hiện đại, NLGQVĐ được tiếp cận theo quá trình xử lí thông tin, nhấn mạnh tới suy nghĩ của người giải quyết vấn đề hay “hệ thống xử lí thông tin”, vấn đề và không gian vấn đề. Không gian vấn đề là những diễn biến tâm lí bên trong của người GQVĐ: Trạng thái ban đầu (các thông tin đã biết); Thông tin trạng thái trung gian; Trạng thái mong muốn (mục tiêu); và cách thức, chiến lược hành động để chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trong quá trình GQVĐ, con người có thể sử dụng cách thức, chiến lược khác nhau và do đó có thể có những kết quả đầu ra khác nhau. Đồng thời, vấn đề được nảy sinh từ cuộc sống nên thường không rõ ràng ngay từ đầu, phức tạp và luôn thay đổi trong quá trình tương tác với vấn đề đó. Vì vậy ta có thể hiểu NLGQVĐ là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường. Việc phát triển NLGQVĐ cho học sinh (HS) có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, song chúng tôi xác định sử dụng dạy học dự án (DHDA) là một trong những biện pháp đem Ngày nhận bài: 5/10/2015. Ngày nhận đăng: 12/12/2015. Liên hệ: Vũ Quốc Trung, e-mail: trungvp@hnue.edu.vn 22 Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Hóa hữu cơ lớp 11 Trung học phổ thông lại những hiệu quả rõ rệt. DHDA là một hình thức (phương pháp) dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu [5],[6]. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày một số kết quả điều tra việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS trung học phổ thông (THPT) Miền núi phía Bắc, đồng thời đưa ra kết quả thực nghiệm ban đầu trong DHDA phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Thực trạng vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông Miền núi phía Bắc Trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã xây dựng nội dung điều tra về việc vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ và mức độ GQVĐ trong học tập hóa học của HS năm học 2012,2013. Tổng số 2495 HS và 205 giáo viên (GV) được điều tra tại 91 trường THPT Miền núi phía Bắc. Kết quả thu được như sau: + Khi hỏi trong quá trình học môn Hóa học, em đã thực hiện được việc GQVĐ như thế nào? Có 867 (34,8%) đã biết GQVĐ,737 (29,5%) GQVĐ rất tốt và 891 (35,7%) chưa biết GQVĐ. + Với GV chúng tôi nhận được các ý kiến trả lời: 188/205 = 91,7% cho rằng DHDA sẽ góp phần nâng cao khả năng GQVĐ học tập cho HS ở trường THPT. Tìm hiểu GV về mức độ vận dụng DHDA để phát triển NLGQVĐ cho HS và khả năng GQVĐ trong học tập môn Hóa học, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở biểu đồ dưới đây như sau: Biểu đồ 2.1. Biểu đồ đánh giá mức độ vận dụng DHDA của GV để phát triển NLGQVĐ cho HS Từ kết quả cho thấy GV chưa chú ý đến việc định hướng phát triển ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực giải quyết vấn đề Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Dạy học dự án Hóa học hữu cơ Kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Hóa học lớp 12 'Trọn bộ cả năm)
342 trang 331 0 0 -
Thiết kế website hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo phương pháp dạy học dự án
12 trang 202 0 0 -
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 145 0 0 -
131 trang 130 0 0
-
8 trang 106 0 0
-
Luận văn Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun
162 trang 82 0 0 -
Tiểu luận: Các nguồn nitrat nitrit vào trong thực phẩm
19 trang 70 1 0 -
Lý thuyết môn Hoá học lớp 11 - Trường THPT Đào Sơn Tây
89 trang 68 0 0 -
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
11 trang 66 0 0 -
13 trang 59 0 0