Danh mục

Sử dụng phương pháp Delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 508.44 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phát triển khung phân tích (mô hình) về ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ODA ở khía cạnh triển khai. Nghiên cứu sử dụng là các kỹ thuật phát triển mô hình và thang đo bằng các phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn bằng mạng đa chuyên gia hai vòng, thảo luận nhóm). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp Delphi xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DELPHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TẠI VIỆT NAM USING THE DELPHI METHOD TO PROPOSE A RESEARCH MODEL ON THE INFLUENCE OF FACTORS ON PERFORMANCE OF PROJECTS USING OFFICIAL DEVELOPMENT ASSISTANCE CAPITAL (ODA) IN VIETNAM ThS. Trần Đình Nam - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội ThS. Đào Trung Kiên - Công ty CP Phân tích Định lượng Việt Nam PGS,TS Nguyễn Đắc Hưng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phát triển khung phân tích (mô hình) về ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả thực hiện dự án ODA ở khía cạnh triển khai. Nghiên cứu sử dụng là các kỹ thuật phát triển mô hình và thang đo bằng các phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn bằng mạng đa chuyên gia hai vòng, thảo luận nhóm). Kết quả nghiên cứu xây dựng được một khung phân tích ảnh hưởng của hiệu quả ODA bởi sáu nhân tố: (1) năng lực tài chính; (2) khả năng tổ chức; (3) năng lực điều hành; (4) tầm nhìn của lãnh đạo; (5) năng lực thích nghi và (6) khả năng quản trị rủi ro. Bằng phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn mạng chuyên gia hai vòng nhóm tác giả đã thiết lập được 33 chỉ tiêu đo lường cho các nhân tố và biến hiệu quả thực hiện dự án. Từ khóa: Vốn ODA, hiệu quả thực hiện dự án, phương pháp Delphi. Abstract This study was carried out with the aim of developing an analytical framework (model) on the impact of factors on effectively implementing ODA projects in term of deployment. The study used techniques of model development and scale by using qualitative research methods (one - on-one discussions, semi-structured interviews, interviews with two round multi- professional network, group discussions). Findings built an analysis framework of the influence of ODA by six factors: (1) financial capacity; (2) the ability to organize; (3) operating capacity; (4) vision of leaders; (5) the ability to adapt and (6) the ability of risk management. Due to semi-structured interviews and two round experts interviews, authors set up 33 indicators to measure factors and variables of effective project implementation. Key words: ODA capital, effective project implementation, the Delphi method. 87 1. GIỚI THIỆU Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các nước kém phát triển và đang phát triển. ODA là nguồn bổ sung vốn đầu tư, tập trung vào việc phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở và các mục tiêu phát triển dài hạn khác. Theo tính toán của ngân hàng thế giới (WB) nếu có chính sách hợp lý thì 1% ODA làm tăng 0.5% GDP của các nước tiếp nhận. Do tính chất quan trọng của nguồn vốn ODA tới việc phát triển kinh tế xã hội của các nước tiếp nhận nên trong quá khứ đã có khá nhiều nghiên cứu khác nhau về vốn ODA (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006; Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Các nghiên cứu từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế tập trung vào việc đánh giá tác động của ODA nên tổng thể nền kinh tế (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006). Tại những nước đang phát triển như Việt Nam các nghiên cứu lại tập trung vào việc thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ (Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ODA, tuy nhiên các nghiên cứu thường tiếp cận ở khía cạnh vĩ mô (Hansen & Tarp, 2001; Karras, 2006) hoặc tập trung vào đánh giá khả năng thu hút và sử dụng vốn ODA (Nguyễn Ngọc Vũ, 2010; Hà Thị Thu, 2014). Theo khảo sát của chúng tôi các nghiên cứu đánh giá ở khía cạnh điều hành, triển khai các dự án ODA khá thưa vắng và chủ yếu là những đánh giá có tính chất nghiệp vụ. Những nghiên cứu xác định và thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các dự án ODA còn khá thưa vắng. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích, đánh giá thiết lập một mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các dự án ODA ở khía cạnh triển khai và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá cho từng nhân tố thông qua phương pháp phỏng vấn đa chuyên gia hai vòng. 2. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2.1. Vốn ODA và kết quả thực hiện dự án ODA Vốn ODA Lịch sử ra đời của ODA bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Để hỗ trợ đồng minh sau chiến tranh Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall để tái thiết các nước sau chiến. Đến những năm 1970 đề nghị các nước tài trợ dành 0.7% GNP để tạo nguồn hỗ trợ các nước nghèo. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) ODA được xem là một phần của tài chính phát triển chính thức, trong đó yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với vay ưu đãi phải chiếm ít nhất 25%. Tại Việt Nam quy định về ODA được thực hiện qua nghị định NĐ 71/2001/NĐ-CP, theo đó ODA được coi là hoạt động hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, bao gồm: (i) Chính phủ nước ngoài; (ii) Tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia. Các hình thức cung cấp ODA bao gồm (a) ODA không hoàn lại, (b) ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Như vậy có thể khái quát khái niệm về ODA là “Nguồn vốn vay hỗ trợ chính thức (ODA) là các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức liên chính phủ, liên quốc gia hoặc chính phủ nước ngoài có tính chất ưu đãi có hoàn lại hoặc không hoàn lại, trong đó phần vốn hỗ trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25%”. Kết quả thực hiện dự án ODA 88 Các quan niệm liên quan đến kết quả hay hiệu quả thường tập trung vào so sánh giữa lợi ích và chi phí của dự án.Trong thực tế, các dự án kinh doanh các nhà kinh doanh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: