Danh mục

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục học

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.26 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phương pháp giảng dạy đại học của các nghiên cứu điển hình là một minh chứng để tối ưu hóa việc giảng dạy liên quan đến kích hoạt phương pháp học tập với nội dung định hướng vấn đề thực sự. Bài viết trình bày ý nghĩa của phương pháp này, dựa trên những kinh nghiệm được thực hiện bởi việc thúc đẩy khả năng của sinh viên và ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của họ.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học giáo dục họcSỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Nguyễn Thị Phương Hoa Bộ môn Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 1. Vài nét về phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” (Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống. Có thể nói, tư tưởng áp dụng các tình huống của cuộc sống vào giảng dạy đã có từ thời Khổng Tử, khi ông sử dụng các hoàn cảnh, câu chuyện có thực gặp trong cuộc sống hàng ngày để truyền đạt kiến thức, những điều răn dạy cho học trò của mình. Thế nhưng, phải đến khoản cuối thế kỉ 19, việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy mới được áp dụng khá phổ biến, trước hết là trong đào tạo luật, y và quản trị kinh doanh. Là cơ sở đi đầu, ngay từ năm 1870, trường Đại học kinh doanh Harvard (người khởi xướng là Christopher Columbus Langdell) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (PPNCTH). Và sau đó, từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tiến kinh doanh, sau đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa ra các kiến nghị về giải pháp. Năm 1921, cuốn sách đầu tiên về PPTH ra đời (tác giả là Copeland). Học tập kinh nghiệm của Trường Đại học kinh doanh Harvard, năm 1919, trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng PPTH trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là W. Sherwood Fox, trưởng khoa cơ bản, và K.P.R Neville, trưởng phòng giáo dục). Thậm chí, năm 1922, trường này còn thuê Ellis H. Morrow, một cựu sinh viên Harvard, đến triển khai PPNCTH. Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino đã trở thành cơ sở có uy tín số một ở Canada trong áp dụng PPTH vào giảng dạy, và là đơn vị lớn thứ hai trên thế giới sản xuất tình huống. Từ một số năm trở lại đây, PPNCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các nhà trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành Y, Luật, Quản trị kinh doanh, tuy chưa phải ở mức phổ biến. Trong đào tạo sư phạm, PPNCTH đã được sử dụng rộng rãi nhất là trong vòng 20 năm trở lại đây và tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 1.1 Tình huống Có nhiều định nghĩa khác nhau về tình huống. Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết. Tình huống cũng có thể được hiểu là sự mô tả/ trình bày một trường hợp trong thực tế nhằm đưa ra một vấn đề chưa được giải quyết và qua đó đòi hỏi người đọc (người nghe) phải giải quyết vấn đề đó. Ở góc độ Tâm lý học, tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy chủ thể đó. Trong quan hệ không gian, tình huống xảy 1 ra bên ngoài nhận thức của chủ thể. Trong quan hệ thời gian, tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng, tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động [1] 1.2 Tình huống dạy học Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. [2] Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt:  Về mặt nội dung, tình huống phải:  Mang tính giáo dục  Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích  Tạo sự thích thú cho người học.  Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,...  Về mặt hình thức, tình huống phải:  Có cách thể hiện sinh động  Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh  Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu  Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin,... 1.3 Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 1.3.1 Khái niệm phương pháp nghiên cứu tình huống PPNCTH là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: