Danh mục

Sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi xoang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh hay gặp trong chuyên khoa tai mũi họng với tỷ lệ 2-5% dân số mắc bệnh. Bệnh mũi xoang được đề cập đến từ thời Hippocrate (470 - 377 trước Công nguyên). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bệnh lý viêm mũi xoang và cách điều trị bệnh mới được nghiên cứu bởi W. Ballenger, P. Plazer... Hệ thống các xoang mặt được hình thành ban đầu từ một tế bào của xoang sàng, phát triển dần về phía xoang trán, xoang hàm, xoang bướm hình thành nên. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi xoang Sử dụng thuốc trong điều trị viêm mũi xoang Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh hay gặp trong chuyên khoa taimũi họng với tỷ lệ 2-5% dân số mắc bệnh. Bệnh mũi xoang được đề cậpđến từ thời Hippocrate (470 - 377 trước Công nguyên). Sau Chiến tranhthế giới lần thứ hai, bệnh lý viêm mũi xoang và cách điều trị bệnh mớiđược nghiên cứu bởi W. Ballenger, P. Plazer... Hệ thống các xoang mặt được hình thành ban đầu từ một tế bào củaxoang sàng, phát triển dần về phía xoang trán, xoang hàm, xoang bướmhình thành nên. Chính vì vậy các xoang mặt thông với nhau và thông vớihốc mũi, nên khi bị viêm xoang ít khi viêm một xoang đơn thuần mà thườnglà viêm đa xoang. Xoang hoạt động bình thường nhờ hai quá trình tiết dịch từ hệ thốngniêm mạc xoang và vận chuyển niêm dịch của các tế bào lông chuyển trênniêm mạc xoang. Sự hoạt động của các tế bào lông chuyển của xoang và quátrình vận chuyển dịch trong xoang tuân theo những quy luật riêng, sau đóthoát ra ngoài hốc mũi qua các lỗ thông tự nhiên từ xoang ra mũi. Từ đó dịchbẩn được đưa ra thành sau họng ở phía trên và phía dưới loa vòi nhĩ rồixuống dưới họng nhờ tác động của trọng lực và động tác nuốt. Do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, dị ứng, chấn thương, dị vật,khối u hoặc do cấu tạo bất thường của mũi xoang mà dịch trong xoang b ịquánh lại làm quá trình vận chuyển dịch trong xoang qua các lỗ thông tựnhiên bị chậm lại, dần dần gây tắc lỗ dẫn lưu của xoang. Trong xoang có hiện tượng giảm ôxy, pH của dịch xoang giảm làmniêm mạc xoang bị phù nề, tăng xuất tiết và ứ đọng trong xoang, tạo áp lựcâm trong lòng xoang, có thể dẫn đến việc hút chất bẩn và vi khuẩn từ hốcmũi vào trong xoang gây viêm xoang. Điều trị Nguyên tắc điều trị bệnh viêm xoang là trả lại sự thông thoáng của lỗdẫn lưu và chức năng dẫn lưu dịch của niêm mạc xoang. Điều trị tại chỗ: Các thuốc sát khuẩn, kháng sinh, chống viêm làm thông thoáng mũi. Thuốc điều trị xoang tại chỗ thường được pha chế là dung dịch đẳngtrương để không làm tổn thương lớp thảm nhầy trên bề mặt tế bào lôngchuyển. - Thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng khi dịch xuất tiết củaxoang có màu vàng xanh, thuốc chứa một số kháng sinh thông dụng nhưneomycin, rifampycin... - Thuốc co mạch: Thuốc co mạch làm thông thoáng và mở rộng dần lỗthông mũi xoang bằng các nhóm thuốc chứa: xylomethazolin, naftazolin0,05-0,1%. Thuốc có tác dụng chống sung huyết niêm mạc mũi họng. Thuốctác dụng nhanh trong vài phút và duy trì trong nhiều giờ sau đó. Thuốc đượcdung nạp tốt ngay cả khi các niêm mạc mũi không nhạy cảm thuốc vẫnkhông gây cản trở chức năng của biểu mô. Chống chỉ định sử dụng thuốc comạch trong các trường hợp phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, phản ứng giao cảmquá mức, mất ngủ, chóng mặt. Đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi khi sử dụngthuốc co mạch có thể gây co thắt mạch não và tử vong. - Nhóm thuốc kháng viêm steroid là những glucocorticosteroid có tínhkháng viêm tại chỗ rất cao, được bất hoạt nhanh ở gan khi hấp thu, không bịchuyển hóa tại mũi. Thuốc có tác dụng sau 2-3 ngày điều trị, sử dụng thường xuyên vàobuổi sáng và tối. Tác dụng phụ như đau nhói, hắt hơi, xuất huyết nhẹ, buồnnôn, nhức đầu, loét niêm mạc và thủng vách ngăn, gây cảm giác nóng rát ởmũi họng, khô niêm mạc mũi. Mạch đập nhanh, không đều, tăng huyết áp vàrối loạn nhận thức, dị ứng da. Không d ùng chung với các thuốc nhómIMAO, trẻ em dưới 30 tháng tuổi do nhạy cảm với các thuốc chống giaocảm, quá mẫn với neomycin, bệnh mạch vành, cường giao cảm. - Thuốc trong nhóm săn khô niêm mạc mũi thường dùng là argyrol 1-3%, là muối bạc, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên thường được bọc giấythan bảo vệ. Đa số các loại thuốc chữa xoang thường chỉ dùng dưới 10 ngày. Điều trị toàn thân: - Kháng sinh đường uống: có thể lựa chọn dùng các nhóm kháng sinhtùy theo kinh nghiệm của thầy thuốc nhưng tốt nhất là lấy dịch trong xoangđem soi tươi và nuôi cấy làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợpnhất. - Corticoid toàn thân ngắn ngày bằng liều duy trì. - Chống phù nề niêm mạc mũi xoang.

Tài liệu được xem nhiều: