Thông tin tài liệu:
Rối loạn huyết động là một cấp cứu thường gặp trong lâm sàng donhiều nguyên nhân như: các loại sốc do nhiều cơ chế khác nhau,suy tim, NMCT,... đặc biệt trong ngộ độc.· Tình trạng rối loạn huyết động thể hiện trên lâm sàng bằng tụthuyết áp, tăng hoặc giảm sức cản mạch ngoại vi. Các yếu tố nàylàm giảm tưới máu tổ chức, rối loạn chuyển hoá và chức năng tếbào, là những nguyên nhân chính gây ra những biến chứng nặng nềlàm tổn thương tổ chức, gây suy nhiều phủ tạng, ảnh hưởng lênchức năng sống, làm tăng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỬ DỤNG THUỐC VẬN MẠCH SỬ DỤNG THUỐC VẬN MẠCH BS. Nguyễn Quang Thắng ĐẠI CƯƠNGI. • Rối loạn huyết động là một cấp cứu thường gặp trong lâm sàng do nhiều nguyên nhân như: các loại sốc do nhiều cơ chế khác nhau, suy tim, NMCT,... đặc biệt trong ngộ độc. • Tình trạng rối loạn huyết động thể hiện trên lâm sàng bằng tụt huyết áp, tăng hoặc giảm sức cản mạch ngoại vi. Các yếu tố này làm giảm tưới máu tổ chức, rối loạn chuyển hoá và chức năng tế bào, là những nguyên nhân chính gây ra những biến chứng nặng nề làm tổn thương tổ chức, gây suy nhiều phủ tạng, ảnh hưởng lên chức năng sống, làm tăng tỷ lệ tử vong. • Vai trò của các thuốc vận mạch giống giao cảm (adrenalin, Noradrenalin, Dobutamin, Dopamin) trong cải thiện những rối loạn huyết động đã được khẳng định trên lâm sàng. • Việc sử dụng đúng và hiệu quả thuốc vận mạch có ý nghĩa quan trọng trong điều trị nhằm giảm thiểu biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nặng.II. CƠ CHẾ TÁC DỤNG A. Cơ chế điều hoà huyết áp: Độ co bóp cơ tim Tiền gánh Hậu gánh Tần số tim Thể tích tống máu Cung lượng tim Sức cản mạch hệ thống Huyết áp 1 Huyết áp động mạch phụ thuộc vào 2 yếu tố: Cung lượng tim và sức cảnmạch ngoại vi. 1. Cung lượng tim : Cung lượng tim phụ thuộc TS tim : Nếu tăng quá >140 hay giảm quá < 40 gây ra tụt HA.- Thể tích tống máu: do 3 yếu tố quyết định:- • Tiền gánh: áp lực đổ đầy thất CVP (bình thường 3-8 cm H2O): phản ánh áp lực đổ đầy thất phải . ALMM phổi bít (bình thường 5-12 mmHg): Phản ánh áp lực cuối tâm trương thất trái. • Hậu gánh: lực cản đối với tống máu của thất • Lực co bóp của cơ tim 2. Sức cản mạch (SRV) Sức cản mạch hệ thống tỷ lệ thuận với chiều dài của mạch và tỷ lệ nghịch với khẩu kính mạch, vì vậy diện tích mặt cắt của mạch máu là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức kháng mạch máu. Diện tích này được trương lực cơ trơn mạch máu chi phối và dưới sự kiểm soát của hệ thống thần kinh tự động và nhiều yếu tố khác Các thuốc vận mạch giống giao cảm tác dụng trực tiếp lên hai yếu tố: tăng co bóp cơ tim, do đó tăng cung lượng tim và tác đ ộng lên tr ương lực cơ trơn động mạc → sức cản mạch ngoại vi thông qua vai trò của các receptor adrenecgic. B. Vai trò của receptor adrenecgic Kích thích các recepter adrenecgic gây ra 2 loại tác dụng dược lý: alpha và betaadrenecgic. 2 Kích thích Alpha adrenecgic: gây co tiểu động mạch làm tăng sức cản1. mạch hệ thống, co thắt phế quản, tăng tiết... Kích thích Beta adrenecgic:2. Beta 1: có tác dụng tăng co bóp cơ tim,... - Beta 2: có tác dụng giãn cơ trơn động mạch, giãn phế quản,... - SỬ DỤNG CÁC THUỐC VẬN MẠCH TRONG LÂM SÀNG:II. A. Nguyên tắc chung: Chỉ được dùng thuốc vận mạch sau khi đã bồi phụ đủ khối lượng tuần - hoàn mà tình trạng huyết áp vẫn không được cải thiện.Khối lượng và tốc độ dịch truyền dựa vào CVP và test truyền dịch. Khi có chỉ định dùng thuốc vận mạch phải đánh giá tình trạng huy ết - động của bệnh nhân thuộc kiểu rối loạn huyết động nào để lựa chọn loại thuốc phù hợp (sử dụng thuốc có tác dụng chủ yếu tăng co bóp cơ tim trong suy tim, thuốc có tác dụng lên cơ tim và co mạch ngoại vi trong sốc...). Phải thăm dò và đánh giá các thông số huy ết động đ ể điều chỉnh liều thuốc vận mạch một cách hợp lý. Sử dụng thuốc vận mạch phải luôn khởi đầu bằng liều thấp, sau đó - tăng dần tuỳ theo đáp ứng huyết áp để đạt huyết áp tối ưu ≥ 90mmHg, nước tiểu > 50-100ml/h. Trong quá trình dùng thuốc vận mạch phải luôn theo dõi sát đáp ứng - lâm sàng trên bệnh nhân. Nếu không đạt hiệu quả phải đánh giá lại tình trạng bệnh nhân (suy tim, thiếu dịch...), để điều chỉnh cho thích hợp, nếu vẵn không đạt hiệu quả phải thay thuốc hoặc phối hợp với các thuốc vận mạch khác. Không được dừng hoặc giảm liều thuốc một cách đột ngột mà phải - giảm liều một cách từ từ đến liều thấp mới cắt.B.Các loại thuốc vận mạch chính Các thuốc vận mạch được phân loại dựa vào tác dụng dược lý chọn lọc của chúng lên từng loại receptor adrenecgic . β1 ...