Sự khai phóng tinh thần phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 547.65 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhìn nhận tư tưởng trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm dưới hai góc độ là tinh thần phá chấp và tinh thần thoát khỏi ràng buộc lợi danh, là vấn đề giải thoát luận của Phật giáo để thấy được ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người và sáng tác của ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự khai phóng tinh thần phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) SỰ KHAI PHÓNG TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG THƠ VĂN CỦA NGÔ THÌ NHẬM Phan Thạnh Nghiên cứu sinh, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: thichchandao@gmail.com TÓM TẮT Ngô Thì Nhậm (1746 – 1903) là một tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Cuộc đời của ông có nhiều biến động về cả con đường hoạn lộ lẫn tư tưởng. Qua những chặng đường tư tưởng ta thấy được rằng, ông đã chịu ảnh hưởng sâu đậm những tư tưởng Phật giáo mà cụ thể ở đây là tư tưởng của thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngô Thì Nhậm sống trong giai đoạn Nho giáo đang bị lung lay tận gốc rễ, niềm tin ở nền Nho học không còn. Ông đã tìm đến tư tưởng Phật giáo vừa để giải quyết mâu thuẫn của bản thân vừa để tìm con đường sáng giúp đỡ nhân dân có được cuộc sống an bình. Bản thân ông đã thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, và chính tư tưởng Phật giáo đã giúp ông khai phóng khỏi những ràng buộc lợi danh chức tước để dấn thân phục vụ nhân dân. Từ khóa: Khai phóng, Ngô Thì Nhậm, Phật giáo, Thiền tông Ngô Thì Nhậm là một người có những đóng góp to lớn cho dân tộc trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, triết học,văn học, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao... Chỉ xét riêng về văn học, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau. Ngô Thì Nhậm sống trong một giai đoạn đầy biến động, rối ren của lịch sử dân tộc Việt Nam - một giai đoạn nội chiến tranh giành quyền lực, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt xảy ra liên tục. Ý thức hệ tư tưởng Nho giáo không còn đảm đương được vai trò trong việc xây dựng trật tự xã hội. Trước cảnh cương thường luân lý bị đảo lộn, đa số những trí thức đương thời có người ẩn cư để giữ gìn thanh tiết, có người chịu luồn cúi để được vinh thân. So với những trí thức cùng thời, Ngô Thì Nhậm có những bước tiến vượt bậc về tư tưởng. Ông không đi vào lối cụt tư tưởng, bi quan ẩn dật mà đã tìm đến với Đạo Phật để giải quyết những vấn đề thời đại. Ngô Thì Nhậm ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật từ nhỏ nhưng ban đầu chưa là đệ tử Phật gia. Đến lúc bế tắc trong tư tưởng Nho gia, ông mới thật sự nghiên cứu Phật giáo. Ông đã tìm đến Phật giáo, mà cụ thể ở đây là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để mong muốn kiến tạo một kiến trúc thượng tầng áp dụng vào đời sống, xây dựng cuộc sống bình ổn cho nhân dân. Ông lập Thiền viện Trúc Lâm ở phường Bích Câu để nghiên cứu Phật học. Ông cùng các bạn đồng tu như Phan Huy Ích, Ngô Thì Hoàng, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Đàm viết nên cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh mang nhiều giá trị Phật học, đậm không khí Thiền tông. Ngô 51 Sự khai phóng tinh thần Phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm Thì Nhậm được xem là vị tổ thứ tư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có pháp danh là Hải Lượng thiền sư. Nhìn lại tư tưởng trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm, ta thấy ông đã thấm nhuần tư tưởng Thiền tông một cách rõ nét. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ nhìn nhận dưới hai góc độ là tinh thần phá chấp và tinh thần thoát khỏi ràng buộc lợi danh, là vấn đề giải thoát luận của Phật giáo để thấy được ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người và sáng tác của ông. 1. Tinh thần phá chấp Phá chấp là một tư tưởng quan trọng của Phật giáo được đặt nền móng ở triết lý Tánh Không. Đức Phật từng nói rằng trong suốt 45 năm thuyết pháp, Ngài không hề nói điều gì. Mục đích nhằm tác động đến sự tự tu chứng, phá bỏ những cố chấp mà đạt đến giác ngộ giải thoát. Theo Từ điển Phật học Hán Việt thì “phá chấp” có nghĩa là: “phá bỏ mê chấp, tà kiến, cho là có cái thực ngã, thực pháp. Dùng trí tuệ và biện tài mà giảng giải cho người ta biết tin lầm cái thân ta là có thật, các pháp là có thật. Phá ý kiến thiên lệch của nhà học đạo, khiến ý chí họ trở nên dung thông, thấu nhập giáo lý trung đạo” [9, tr.947]. Cũng có nghĩa là phá bỏ cố chấp nhị kiến đối đãi, vượt ra ngoài các cặp phạm trù khái niệm có - không, sinh - diệt, niết bàn - địa ngục… Kinh Kim Cang, kinh Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm… là những bộ kinh Phật giáo Đại thừa mang tính phá chấp triệt để, hướng người tu đạt đến cửa Không, giải thoát tịch tĩnh. Thiền tông chủ trương nhắm thẳng đến tâm (trực chỉ chân tâm) để thấy rõ bản tánh chân như mà thành Phật (kiến tánh thành Phật). Muốn trực chỉ chân tâm thì cần phải dẹp bỏ tất cả những vướng mắc từ bên ngoài. Cái nhìn (kiến) của con người là cái nhìn của tư duy phân biệt, logic, so sánh nên có cái Sắc và Không; có ngắn - dài; cao - thấp; dày - mỏng; đen - trắng… một người tu Thiền đạt đến cảnh phá bỏ đi hết những so sánh nhị nguyên đối đãi ấy mới mong có thể tỏ ngộ được chân tâm. Hải Lượng Ngô Thì Nhậm nghiên cứu Phật học đã thấm nhuần tư tưởng nên ông đi đến phá chấp cho chính bản thân ông và các bạn bè, hậu học. Trong bài Tương Sơn tự ký thắng Hải Lượng, Ngô Thì Nhậm đã khẳng định cốt tủy của đạo Phật là phá đi cái nhìn Sắc và Không: “Thiền quả “sắc”, “không” vân nhiễu tụ” (Đạo Thiền Sắc là Không như mây vờn quanh núi) [8, tập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự khai phóng tinh thần phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) SỰ KHAI PHÓNG TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG THƠ VĂN CỦA NGÔ THÌ NHẬM Phan Thạnh Nghiên cứu sinh, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Email: thichchandao@gmail.com TÓM TẮT Ngô Thì Nhậm (1746 – 1903) là một tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Cuộc đời của ông có nhiều biến động về cả con đường hoạn lộ lẫn tư tưởng. Qua những chặng đường tư tưởng ta thấy được rằng, ông đã chịu ảnh hưởng sâu đậm những tư tưởng Phật giáo mà cụ thể ở đây là tư tưởng của thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngô Thì Nhậm sống trong giai đoạn Nho giáo đang bị lung lay tận gốc rễ, niềm tin ở nền Nho học không còn. Ông đã tìm đến tư tưởng Phật giáo vừa để giải quyết mâu thuẫn của bản thân vừa để tìm con đường sáng giúp đỡ nhân dân có được cuộc sống an bình. Bản thân ông đã thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, và chính tư tưởng Phật giáo đã giúp ông khai phóng khỏi những ràng buộc lợi danh chức tước để dấn thân phục vụ nhân dân. Từ khóa: Khai phóng, Ngô Thì Nhậm, Phật giáo, Thiền tông Ngô Thì Nhậm là một người có những đóng góp to lớn cho dân tộc trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, triết học,văn học, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao... Chỉ xét riêng về văn học, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau. Ngô Thì Nhậm sống trong một giai đoạn đầy biến động, rối ren của lịch sử dân tộc Việt Nam - một giai đoạn nội chiến tranh giành quyền lực, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt xảy ra liên tục. Ý thức hệ tư tưởng Nho giáo không còn đảm đương được vai trò trong việc xây dựng trật tự xã hội. Trước cảnh cương thường luân lý bị đảo lộn, đa số những trí thức đương thời có người ẩn cư để giữ gìn thanh tiết, có người chịu luồn cúi để được vinh thân. So với những trí thức cùng thời, Ngô Thì Nhậm có những bước tiến vượt bậc về tư tưởng. Ông không đi vào lối cụt tư tưởng, bi quan ẩn dật mà đã tìm đến với Đạo Phật để giải quyết những vấn đề thời đại. Ngô Thì Nhậm ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật từ nhỏ nhưng ban đầu chưa là đệ tử Phật gia. Đến lúc bế tắc trong tư tưởng Nho gia, ông mới thật sự nghiên cứu Phật giáo. Ông đã tìm đến Phật giáo, mà cụ thể ở đây là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử để mong muốn kiến tạo một kiến trúc thượng tầng áp dụng vào đời sống, xây dựng cuộc sống bình ổn cho nhân dân. Ông lập Thiền viện Trúc Lâm ở phường Bích Câu để nghiên cứu Phật học. Ông cùng các bạn đồng tu như Phan Huy Ích, Ngô Thì Hoàng, Vũ Trinh, Nguyễn Đăng Sở, Nguyễn Đàm viết nên cuốn Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh mang nhiều giá trị Phật học, đậm không khí Thiền tông. Ngô 51 Sự khai phóng tinh thần Phật giáo trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm Thì Nhậm được xem là vị tổ thứ tư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có pháp danh là Hải Lượng thiền sư. Nhìn lại tư tưởng trong thơ văn của Ngô Thì Nhậm, ta thấy ông đã thấm nhuần tư tưởng Thiền tông một cách rõ nét. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ nhìn nhận dưới hai góc độ là tinh thần phá chấp và tinh thần thoát khỏi ràng buộc lợi danh, là vấn đề giải thoát luận của Phật giáo để thấy được ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người và sáng tác của ông. 1. Tinh thần phá chấp Phá chấp là một tư tưởng quan trọng của Phật giáo được đặt nền móng ở triết lý Tánh Không. Đức Phật từng nói rằng trong suốt 45 năm thuyết pháp, Ngài không hề nói điều gì. Mục đích nhằm tác động đến sự tự tu chứng, phá bỏ những cố chấp mà đạt đến giác ngộ giải thoát. Theo Từ điển Phật học Hán Việt thì “phá chấp” có nghĩa là: “phá bỏ mê chấp, tà kiến, cho là có cái thực ngã, thực pháp. Dùng trí tuệ và biện tài mà giảng giải cho người ta biết tin lầm cái thân ta là có thật, các pháp là có thật. Phá ý kiến thiên lệch của nhà học đạo, khiến ý chí họ trở nên dung thông, thấu nhập giáo lý trung đạo” [9, tr.947]. Cũng có nghĩa là phá bỏ cố chấp nhị kiến đối đãi, vượt ra ngoài các cặp phạm trù khái niệm có - không, sinh - diệt, niết bàn - địa ngục… Kinh Kim Cang, kinh Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm… là những bộ kinh Phật giáo Đại thừa mang tính phá chấp triệt để, hướng người tu đạt đến cửa Không, giải thoát tịch tĩnh. Thiền tông chủ trương nhắm thẳng đến tâm (trực chỉ chân tâm) để thấy rõ bản tánh chân như mà thành Phật (kiến tánh thành Phật). Muốn trực chỉ chân tâm thì cần phải dẹp bỏ tất cả những vướng mắc từ bên ngoài. Cái nhìn (kiến) của con người là cái nhìn của tư duy phân biệt, logic, so sánh nên có cái Sắc và Không; có ngắn - dài; cao - thấp; dày - mỏng; đen - trắng… một người tu Thiền đạt đến cảnh phá bỏ đi hết những so sánh nhị nguyên đối đãi ấy mới mong có thể tỏ ngộ được chân tâm. Hải Lượng Ngô Thì Nhậm nghiên cứu Phật học đã thấm nhuần tư tưởng nên ông đi đến phá chấp cho chính bản thân ông và các bạn bè, hậu học. Trong bài Tương Sơn tự ký thắng Hải Lượng, Ngô Thì Nhậm đã khẳng định cốt tủy của đạo Phật là phá đi cái nhìn Sắc và Không: “Thiền quả “sắc”, “không” vân nhiễu tụ” (Đạo Thiền Sắc là Không như mây vờn quanh núi) [8, tập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Khai phóng tinh thần phật giáo Thơ văn Ngô Thì Nhậm Văn học trung đại Việt Nam Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Tư tưởng Phật giáoGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 300 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 214 0 0
-
8 trang 209 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 208 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 203 0 0 -
9 trang 167 0 0