Danh mục

Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị Bích

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 702.77 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này chủ yếu tập trung vào sự kiện Thất thủ kinh đô năm 1885 và qua đây giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về sự kiện đó, đồng thời còn giúp bổ sung nhiều tình tiết lịch sử trong một giai đoạn bi hùng của đất nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị BíchTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học HuếTập 5, Số 2 (2016)SỰ KIỆN THẤT THỦ KINH ĐÔTRONG HẠNH THỤC CA CỦA NGUYỄN THỊ BÍCHLê Văn ThiKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học – Đại học HuếEmail: thilevan1010@gmail.comTÓM TẮTVào thế kỷ XIX, Thất thủ kinh đô là một sự kiện lớn của Việt Nam nói chung và của ngườidân Thừa Thiên Huế nói riêng. Chính biến này đã được rất nhiều tác giả viết thành thơ,thành truyện… trong đó có bà Lễ tần Nguyễn Thị Bích với tác phẩm “Hạnh Thục ca”. Bàica được viết bằng chữ Nôm, dài 1038 câu lục bát, có thể chia làm 5 đoạn. Đoạn thứ nhất:tóm lược lịch sử nước ta từ đời Hồng Bàng đến Nguyễn; đoạn thứ hai: kể việc Pháp sangđánh chiếm nước ta; đoạn thứ ba: giao thiệp giữa ta và nước Pháp; đoạn thứ tư: vua HàmNghi đi lánh nạn; và đoạn thứ năm: nói về vua Đồng Khánh và vua Thành Thái. Bài viếtnày chủ yếu tập trung vào sự kiện Thất thủ kinh đô năm 1885 và qua đây giúp chúng ta cócái nhìn đầy đủ về sự kiện đó, đồng thời còn giúp bổ sung nhiều tình tiết lịch sử trong mộtgiai đoạn bi hùng của đất nước.Từ khóa: Hạnh Thục ca, Nguyễn Thị Bích, Thất thủ kinh đô.Chính biến Thất thủ kinh đô ngày 23 tháng 5 năm Ất dậu (7.1885) là một sự kiện lớntrong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đã hằn sâu trong tâm thức và trong đời sống tâm linh củangười dân xứ Huế từ đó cho đến nay. Từ đó đã thành lệ, phần lớn các gia đình người Huế đềuthiết lễ cúng cô hồn từ ngày 23 đến 30 tháng 5 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ binh lính, nhữngngười dân vô tội đã mất trong chính biến ấy. Nhân dịp 130 năm ngày Thất thủ kinh đô, chúngtôi xin giới thiệu về sự kiện này qua tác phẩm Hạnh thục ca (幸蜀歌) của Lễ tần Nguyễn ThịBích.1. Sự kiện Thất thủ kinh đôNgày 4 tháng 7 năm 1885 (tức 22 tháng 5 năm Ất dậu), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binhsĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ1 và đồn Mang Cá2 là hai địa điểm đóng quân củaPháp. Đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp đang khao thưởng quânđội thì Tôn Thất Thuyết ra hiệu lệnh cho quân sĩ đồng loạt tấn công vào đồn Mang Cá; đồngthời, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân sĩ cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ12Nay là khu vực thuộc trường Đại học Sư phạm HuếNay là doanh trại quân đội63Sự kiện thất thủ kinh đô trong Hạnh Thục ca của Nguyễn Thị BíchPháp. Tiếng đại bác vang rền khắp kinh thành. Quân Pháp bị bất ngờ nhưng vẫn cố thủ để chờtrời sáng. Sáng ra, quân Pháp phản công; dưới sự chỉ huy của Pernot, quân Pháp chia quân làm3 cánh để tiến vào kinh thành. Họ xung phong từng đợt một, chiếm lĩnh các vị trí then chốt vàtràn vào các cửa Đông Ba, Thượng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa rồi tiến vào Đại nội.Quân lính của triều đình bị phản công bất ngờ, ban đầu còn chống cự rất anh dũng, nhưng vềsau, do lực lượng quân Pháp quá mạnh nên quân ta đã thất bại. Theo Đỗ Bang: “Thiệt hại vềphía Pháp có 4 sĩ quan và 19 binh lính thiệt mạng, 64 tên khác bị thương. Trong khi đó về phíatriều đình có chừng 1.500 quân thương vong và khoảng 7.800 người dân vô tội chết và bịthương. Lửa đạn chiến tranh đã tiêu huỷ tất cả, Huế trở nên hoang tàn, đổ nát, tràn ngập cảnhchết chóc, tang thương.”3Sáng ngày 23 âm lịch, vua Hàm Nghi rời khỏi Huế, xa giá ra Quảng Trị. Nguyễn VănTường được lệnh ở lại sắp xếp mọi việc và Pháp buộc ông trong hai tháng phải thu xếp để đưavua Hàm Nghi và Tam cung về kinh thành. Nhưng ông chỉ đưa được Tam cung trở về kinh nênbị Pháp buộc tội và chịu lưu đày viễn xứ. Trong khi đó, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghichạy ra Tân Sở (Quảng Trị) rồi phát động phong trào Cần vương.2. Lễ tần Nguyễn Thị Bích và tác phẩm Hạnh thục caTheo Đại Nam liệt truyện: Lễ tần Nguyễn Thị Bích tự là Lang Hoàn. Người huyện AnPhước, đạo Ninh Thuận4, là con gái thứ 4 của Nguyễn Nhược Sơn làm chức Bố chánh sứ ThanhHóa, được hàm Hộ lý Tổng đốc. Mẹ họ Nguyễn, hàm Thục nhân. Lúc mang thai, mộng thấy saoBích sa vào miệng, đến lúc sinh con gái, đặt tên là Bích5. Nguyễn Thị Bích lúc bé thông minhvà có tiếng giỏi văn học. Niên hiệu Tự Đức năm đầu (1848), bà mới 19 tuổi6, Phụ chính đại thầnLâm Duy Nghĩa làm biểu dâng lên vua, trong hôm đó có một buổi ngâm thơ vịnh cảnh, vua TựĐức ra đề thơ là Tảo mai7, và bài họa của Nguyễn Thị Bích được nhà vua chấm hay nhất, trongđó có hai câu thơ nổi tiếng: Nhược giao dụng nhữ hóa canh vị - Nguyên tác lương thần phụhữu Thương8. Vua khen hay và thưởng cho 20 đĩnh bạc, tuyển vào cung, sung làm việc ở ViệnThượng nghi. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), phong làm Tài nhân, được hầu trực trong cung,thường đi theo hầu vua và đã nhiều lần ứng chế. Vua thấy bà là người thông minh, kính cẩn nêndạy cho cách làm thơ gọi là “Thiên tử nữ môn sinh”9. Năm Tự Đức thứ 13 (1860) được phonglàm Mỹ nhân, rồi phong tiếp làm Quý nhân, và đến năm thứ 21 (1868) được tấn phong làm Tiệpdư. Khi vua Kiến Phúc và Đồng Khánh chưa lên ngôi, vua Tự Đức sai bà dạy về kinh điển cho3Xem tài liệu tham khảo s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: