Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địa vị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúng ta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là một trong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xem nó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, và xem...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử Ký Tư Mã Thiên - Lời giới thiệu Sử Ký Tư Mã Thiên Lời giới thiệu Đối với văn hoá thế giới, quyển sử ký của Tư Mã Thiên chiếm một địavị đặc biệt. Nó là công trình sử học lớn nhất của Trung quốc và là một trongnhững quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Nhưng còn một điều làm chúngta ngạc nhiên hơn là công trình khoa học lớn lao ấy đồng thời lại là mộttrong những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại. Người Trung hoa xemnó là tác phẩm lớn nhất về văn xuôi trong nền văn học cổ Trung quốc, v àxem nó là tác phẩm cổ điển ngang hàng với thơ của Đỗ Phủ. Sử ký là cả một thế giới. Nó làm thoả mãn tất cả mọi người. Ngườinghiên cứu sử tìm thấy ở đấy một kho tài liệu vô giá, chính xác, với giá trịtổng hợp rất cao. Nhà nghiên cứu tư tưởng tìm thấy qua Sử ký “một trongnhững nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại” (1). Người bình thường tìmthấy vô số những hình tượng điển hình, những câu chuyện hấp dẫn, nhữngcon người đầy sức sống mãnh liệt. Họ thấy quá khứ sống lại và không phảichỉ có thế. Người nghiên cứu văn học còn tìm thấy ở đấy một tác phẩm vănhọc, mãi mãi tươi trẻ như sự sống, họ thấy ở đấy một tâm hồn, một tâm sựđau xót đầy sức mạnh của thơ trữ tình, “một tập Ly tao không vần” như lờiđánh giá của Lỗ Tấn. ------------------------ 1. Bách khoa toàn thư xô-viết mục : Sử ký. I. CON NGƯỜI Tư Mã Thiên, tên tự là Tử Trường, sinh năm 145 trước Công nguyên,ở Long Môn hay là huyện Hàn Thành, tỉnh Thiểm Tây. Tổ tiên của ông từđời Chu đã làm Thái sử. Đến đời cha của ông là Tư Mã Đàm làm thái sửlệnh của nhà Hán. Đàm là một người học rất rộng, rất thích học thuyết LãoTrang. Chức sử quan ngoài việc chép sử còn coi thiên văn, làm lịch, bóitoán. “Nghề viết văn, viết sử, xem sao, xem lịch thì cũng gần với bọn thầybói, thầy cúng. Chúa thượng vẫn đùa bỡn nuôi như bọn con hát, còn thế tụcvẫn coi thường”. Tuy vậy, Tư Mã Đàm vẫn thấy cái nghề của mình cao quý,vì ông biết nó có tác dụng to lớn đối với sự thịnh suy, hưng vong của mộtnước. Trong các sử quan đời trước, cũng có những người dám hy sinh đờimình để viết sự thật, dù sự thật ấy làm vua chúa tức giận. Chẳng hạn khiThôi Trữ giết vua Tề, thì quan thái sử nước Tề viết : “Thôi Trữ giết vua củamình là Trang Công”. Quan thái sử bị giết, người em lên thay vẫn viết nhưvậy, nên bị giết luôn. Ngay lúc đó, người em thứ ba xin lên thay không thêmbớt một chữ. Thôi Trữ sợ không dám giết. Khổng Tử làm kinh Xuân Thucũng là chép lại những sự thực lịch sử cốt để “chế thiên tử, ức chế chư hầu,phạt tội các đại phu, nêu rõ vương đạo.” Tư Mã Thiên sống thời thơ ấu ở Long Môn, cày ruộng, chăn cừu, làmbạn với những người nông dân bình thường, và học các sách sử cổ. Lênmười tuổi, ông đã học Tả Truyện, Quốc Ngữ, Thế bản và thuộc lòng hầu hếtnhững bài văn nổi tiếng của thời trước. Tư Mã Đàm hết sức chú ý đến việc giáo dục con. Năm Tư Mã Thiênhai mươi tuổi, ông bảo con lên đường đi du lịch để xem tận mắt những nơisau này Tư Mã Thiên sẽ phải viết sử. Tư Mã Thiên trước tiên đi về nam đếnTrường Giang, vượt sông Hoài, sông Tứ, thăm một mẹ Hàn Tín, đoạn lênnúi Cối Kê xem nơi vua Hạ Vũ triệu tập chư hầu, vào hang Vũ Động tìm ditích vua Vũ. Ở Cối Kê ông đã nghe những chuyện kể về vua Việt, Câu Tiễn.Ông lên Cô Tô tìm di tích Ngũ Tử Tư, đi thuyền trên Thái Hồ sưu tầmtruyền thuyết về Tây Thi, Phạm Lãi. Sau đó, ông đi ngược lên Trường Sa,đến bến Mịch La khóc Khuất Nguyên, đến sông Tương trèo lên núi CửuNghi nhìn dấu vết mộ vua Thuấn, và khảo sát những tục cũ từ thời HoàngĐế. Ông lên miền Bắc vượt sông Vấn, sông Tử đến nước Tề, nước Lỗ, bồihồi nhìn lăng miếu của Khổng Tử, say sưa nghe nhân dân kể chuyện TrầnThiệp, đến đất Tiết thăm hỏi di tích của Mạnh Thường Quân, lên BànhThành quê hương Lưu Bang, để tìm hiểu rõ thời niên thiếu của những conngười đã dựng nên nhà Hán. Ông sang nước Sở thăm đất phong của XuânThân Quân, đến nước Nguỵ hỏi chuyện Tín Lăng Quân rồi trở về Tràng An.Sau chuyến đi ấy kéo dài ba năm, ông còn đi những chuyến khác cũng đểtìm tài liệu. Trong thời xưa, việc đi lại rất khó khăn, trên đường giặc cướprất nhiều, những nhà du thuyết có bôn ba từ nước này sang nước khác thìcũng chỉ ở trong một địa bàn rất hẹp, chứ chưa có ai vì mục đích khoa họcmà lại đi xa như vậy. Có thể nói trừ miền Quảng Đông, Quảng Tây, còn từVân Nam, Tứ Xuyên cho đến Vạn Lý Trường Thành, ở đâu cũng có vếtchân của ông. Ông là một trong những nhà du lịch lớn nhất của Trung Cổ. Những cuộc du lịch đã cung cấp cho ông vô số tài liệu, truyền thuyết,giúp ông thấy được thái độ của nhân dân đối với những nhân vật, những biếncố lịch sử và cho ông rất nhiều chi tiết điển hình về đời sống từng ngườitrong lúc còn hàn vi. Chính những cuộc “đi chơi” như vậy đã làm cho Tư Mã Thiên thấycái bao la hùng vĩ của đất nước, có được một ý thức sâu sắc về sự vĩ đại củ ...