Danh mục

Sử Ký Tư Mã Thiên - THÁI SỬ CÔNG TỰ ĐỀ TỰA

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.33 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thái Sử Công nói : - Cha tôi (Cha Tư Mã Thiên, là Tư Mã Đàm, làm chức Thái Sử) có nói : “Sau khi Chu Công mất được năm trăm năm thì có Khổng Tử. Khổng Tử mất đến nay đã được năm trăm năm. Nếu có kẻ nối nghiệp, soi sáng cho đời, chỉnh lý được Dịch truyện tiếp tục Kinh Xuân Thu, nắm được cái gốc của Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, thì là ở lúc này đây ! Ở lúc này đây.” Kẻ hèn mọn này dám đâu từ chối việc ấy....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử Ký Tư Mã Thiên - THÁI SỬ CÔNG TỰ ĐỀ TỰA Sử Ký Tư Mã Thiên THÁI SỬ CÔNG TỰ ĐỀ TỰA T hái Sử Công nói : - Cha tôi (Cha Tư Mã Thiên, là Tư Mã Đàm, làm chức Thái Sử) cónói : “Sau khi Chu Công mất được năm trăm năm thì có Khổng Tử. KhổngTử mất đến nay đã được năm trăm năm. Nếu có kẻ nối nghiệp, soi sáng chođời, chỉnh lý được Dịch truyện tiếp tục Kinh Xuân Thu, nắm được cái gốccủa Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, thì là ở lúc này đây ! Ở lúcnày đây.” Kẻ hèn mọn này dám đâu từ chối việc ấy. Quan thượng đại phu là Khổn Toại nói : - Tại sao ngày xưa Khổng Tử lại làm Kinh Xuân Thu ? Thái Sử Công nói : - Tôi nghe Đổng Sinh (Tức Đổng Trọng Thư, một nhà nho có tiếngsống cùng thời với Tư Mã Thiên) nói : “Đạo nhà Chu bị suy bỏ, Khổng Tửlàm tư khấu ở nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại, các quan đại phu ngăn cản.Khổng Tử biết lời nói của mình không được dùng, đạo của mình không đượcthi hành, bèn phê phán những việc xảy ra trong hai trăm bốn mươi hai năm,để làm khuôn phép cho thiên hạ. Người chê thiên tử, ức chế chư hầu, phạttội các đại phu, để nêu rõ vương đạo nên như thế nào”. Khổng Tử nói, “Tamuốn lấy lời nói suông để chép về đạo không bằng chứng minh ở việc làmthì càng sâu sắc, rõ ràng hơn”. Kinh Xuân Thu trên làm sáng tỏ đạo của TamVương (ba đời vua: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu) dưới phân biệt quy tắccủa con người, biệt bạch chuyện hiềm nghi, soi sáng điều phải trái, quyếtđịnh điều còn do dự, khen điều hay, chê điều dở, tôn người hiền, chê kẻ bấttiếu, bảo tồn lấy cái nước đã mất, nối lại cái đời đã đứt, vá lại cái đã rách,dựng lại cái đã bị bỏ, đó là một điều lớn của đạo vương vậy! Kinh Dịch chép trời đất, âm dương, bốn mùa, ngũ hành, cho nên giỏivề chỗ biến hoá. Kinh Lễ chép về luân lý con người cho nên giỏi về đứchạnh. Kinh Thư chép về việc làm của các vua đời trước, cho nên giỏi vềchính trị. Kinh Thi chép về núi, sông, hang, suối, chim, muông, cây cỏ,trống, mái, đực, cái, cho nên giỏi về nói bóng gió. Kinh Nhạc làm cho ngườita vui, cho nên giỏi về hoà hợp. Kinh Xuân Thu phân biệt phải trái, cho nêngiỏi về việc trị người. Vì vậy, Kinh Lễ là để giữ gìn con người. Kinh Nhạc là để làm cho hoàhợp. Kinh Thư để bàn việc. Kinh Thi để tỏ ý, Kinh Dịch để nói về sự biếnhoá, Kinh Xuân Thu để dạy về việc nghĩa. Giúp đời loạn làm cho nó trở lạiđường ngay, thì không sách nào cần thiết bằng Xuân Thu. Xuân Thu chữ có mấy vạn, ý của nó mấy nghìn, vạn vật tan hợp đều ởKinh Xuân Thu. Trong Kinh Xuân Thu ba mươi sáu vua b ị giết, năm mươinước bị mất, các chư hầu ngược xuôi chạy vạy không giữ nổi nước củamình, không kể hết. Xét lại sao như vậy, thì đều là bỏ mất cái căn bản (tức lànhân nghĩa – N.D.) Vì vậy, nên Kinh Dịch nói, “Sai một hào một ly, lầm đến nghìndặm!”. Cho nên nói, “Tôi giết vua, con giết cha, không phải duyên cớ mộtsớm một chiều mà ra, cái đó đã ngấm ngầm từ lâu rồi.” Cho nên, kẻ có nước không thể không biết Kinh Xuân Thu : trước mặtcó kẻ gièm pha mà mình không biết, sau lưng có quân giặc mà mình khônghay. Người làm tôi không thể không biết Kinh Xuân Thu; nếu không, gặpviệc thường không biết nên như thế nào, gặp việc biến không biết xoay xở rasao. Làm vua làm cha mà không thông thạo về nghĩa lý của Xuân Thu thìhẳn mang lấy cái tiếng gây ra tội. Làm tôi làm con, mà không thông thạonghĩa lý của Xuân Thu, thì hẳn hãm vào tội cướp ngôi giết cha, cái tiếng tửtội. Thực ra, họ vẫn cứ cho rằng đó là phải mà làm; vì không biết nghĩa lý,nên bị tai tiếng không sao tránh khỏi. Chỉ vì không hiểu cái thâm thuý của lễvà nghĩa, mà đến nỗi vua không ra vua, tôi không ra tôi, cha không ra cha,con không ra con. Vua chẳng ra vua thì phạm tội với lễ nghĩa; tôi chẳng ratôi thì phải giết; cha chẳng ra cha thì vô đạo, con chẳng ra con thì bất hiếu.Bốn điều ấy là những lỗi lớn ở trong thiên hạ. Buộc cho họ cái lỗi lớn ởtrong thiên hạ mà họ không dám từ chối. Cho nên Kinh Xuân Thu, là gốc lớn của lễ, nghĩa. Lễ là để cấm trướckhi việc xảy ra, pháp luật là để trừng trị sau khi việc đã xảy ra. Công dụngcủa pháp luật dễ thấy, còn công dụng của lễ để ngăn cấm thì khó biết. Khổn Toại nói : - Đời Khổng Tử, trên không có vua sáng, dưới không được tin dùng,cho nên người mới làm Kinh Xuân Thu để lại cái lời suông đặng nối tiếp lễ,nghĩa, làm phép tắc của một vị vua. Nay ông ở trên thì gặp đức vua sángsuốt, ở dưới thì được giữ chức quan, muôn việc đều được sắp đặt đúng chỗ,vậy điều ông bàn đó là muốn soi sáng cái gì ? Thái Sử Công nói : - Dạ, dạ! Không, không! Đâu phải thế! Tôi nghe cha tôi nói, “Phục Hyhết sức thuần hậu, làm ra tám quẻ kinh dịch : Thượng Thư chép nền thịnh trịđời Nghiêu, Thuấn, do đó mà làm ra lễ nhạc; công của Thành Thang, VũVương được thi nhân ca tụng. Kinh Xuân Thu khen điều thiện, chê điều ác,suy diễn cái đức thời Tam Đ ...

Tài liệu được xem nhiều: