Danh mục

Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hoà

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 721.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này có mục đích phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh và nhận diện một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu. Bài báo được kết cấu thành ba phần chính. Sau phần giới thiệu về địa bàn và bối cảnh nghiên cứu, bài báo tập trung phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh. Phần tiếp theo sẽ thảo luận một số vấn đề về phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên dùng chung tại đầm Nha Phu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu, tỉnh Khánh Hoà JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00045 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 136-144 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI VẸM XANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TẠI ĐẦM NHA PHU, TỈNH KHÁNH HOÀ Nguyễn Tường Huy Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu đã trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng trong suốt gần ba thập kỉ vừa qua. Trong quá trình này, sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh vốn được xem là lối thoát sinh kế của cư dân trong bối cảnh suy giảm nguồn lợi và gia tăng các xung đột trong sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này đang phải đối mặt với những hệ lụy về sử dụng tài nguyên và những thách thức mới để phát triển bền vững. Sự phát triển tự phát và không có quy hoạch tổng thể từ ban đầu, thiếu cơ chế rõ ràng về phân bổ quyền sử dụng và quản lí vùng nước nuôi đã và đang tạo ra sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn về sử dụng tài nguyên giữa các hộ dân trong cùng cộng đồng và giữa các cộng đồng ven đầm. Vì thế, một cơ chế phân bổ và quản lí tài nguyên dùng chung hợp lí, khả thi cần phải được xác lập để tránh ‘bi kịch của cái chung’. Từ khóa: Kinh kế, bất bình đẳng, bền vững, vẹm xanh, Nha Phu. 1. Mở đầu Đầm Nha Phu, thuộc tỉnh Khánh Hoà, vốn có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề cá nhỏ ven bờ với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng. Nghề cá đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra sinh kế cho phần lớn cư dân sống ven đầm Nha Phu. Trong suốt gần ba thập kỉ vừa qua, nghề cá ở đây đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng. Trong số các sinh kế mới, nuôi vẹm xanh được xem là lối thoát cho sinh kế của cư dân trong bối cảnh suy giảm tài nguyên thuỷ sản và gia tăng các xung đột trong sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên, sinh kế mới này cũng đang đặt ra các vấn đề cần phải được nghiên cứu để đảm bảo cho sự phát triển sinh kế bền vững và giảm nghèo cho các cộng đồng cư dân ven đầm. Bài báo này có mục đích phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh và nhận diện một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu. Bài báo được kết cấu thành ba phần chính. Sau phần giới thiệu về địa bàn và bối cảnh nghiên cứu, bài báo tập trung phân tích thực trạng phát triển nghề nuôi vẹm xanh. Phần tiếp theo sẽ thảo luận một số vấn đề về phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng và mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên dùng chung tại đầm Nha Phu. Bài báo sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu thực địa của tác giả trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012 (xem [4] và [5]). Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 20/11/2014 Liên hệ: Nguyễn Tường Huy, e-mail: huynguyen.hnue@gmail.com 136 Sự phát triển của nghề nuôi vẹm xanh và một số vấn đề liên quan tại đầm Nha Phu... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Địa bàn và bối cảnh nghiên cứu Đầm Nha Phu cách thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) 20 km về phía bắc. Đầm có hình chữ nhật, chiều dài khoảng 15 km, chiều rộng khoảng 3 km. Vùng nước trong đầm được bao bọc bởi bán đảo Hòn Hèo (phía bắc và đông bắc) và dãy núi sát Quốc lộ 1 (phía tây nam). Diện tích của đầm dao động từ 5000 ha, khi triều cao nhất, đến 3000 ha, khi triều thấp nhất [2]. Sinh sống ven đầm là cư dân của 13 thôn, thuộc 5 xã của huyện Ninh Hoà và thành phố Nha Trang, với số dân khoảng 21.500 người. Đa số cư dân phụ thuộc vào nghề cá và các hoạt động liên quan như một nghề nghiệp chính hay một hoạt động trong chiến lược sinh kế của họ. Nguồn thu nhập chính (70 – 95%) của các hộ dân là từ nghề cá bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng. Các hoạt động khác, như nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán và các dịch vụ nhỏ khác, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập [1]. Cho đến đầu thập niên 1990, nghề cá nhỏ ven đầm Nha Phu chủ yếu vẫn được thực hiện bằng các phương tiện thô sơ. Thêm vào đó, các hình thức khai thác huỷ diệt như giã cào, xiết điện, đăng nò... dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại và mở rộng. Sự gia tăng các mâu thuẫn trong sử dụng nghệ khai thác và nguồn lợi giữa các nhóm ngư dân đòi hỏi phải có sự thay đổi về sinh kế cũng như cơ chế quản lí tài nguyên. Trong bối cảnh trên, chính quyền địa phương đã phối hợp với Viện Hải dương học, Viện Nghiên cứu Thuỷ sản III, Sở Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư nghiên cứu, triển khai các mô hình sinh kế mới như nuôi vẹm xanh, bẫy tôm hùm giống, nuôi ốc hương. . . Trong số này, nghề nuôi vẹm xanh được xem là một mô hình sinh kế có vai trò xoá đói giảm nghèo vì vốn đầu tư thấp và khả thi đối với người nghèo. Vẹm xanh được nuôi thử nghiệm lần đầu tiên vào năm khoảng 2001-2002 với 3 hộ tham gia, nhưng đến năm 2008, số lượng hộ nuôi vẹm đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: