SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ 'CHIẾN TRANH TOÀN DÂN' ĐẾN 'CHIẾN TRANH NHÂN DÂN' TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_1
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 173.37 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh – “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_1 SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚCKhái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh– “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dântộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận: Sự phát triển từ “chiến tranhtoàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” không chỉ là một quá trình hếtsức sống động, một sự nhảy vọt về chất, mà hơn nữa, còn là sự pháttriển hợp quy luật cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hànhchiến tranh lẫn ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó, cũng như về nghệthuật quân sự. Đây là một giá trị to lớn và chủ đạo trong toàn bộ hệ giátrị văn hoá quân sự Việt Nam, là bài học quý báu mà lịch sử dựng nướcđi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên, liên tục kếthừa và không ngừng phát triển.Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn xuất hiện hai vấn đề mà các bêntham chiến, dù với tính chất chính trị – xã hội như thế nào, cũng khôngthể lẩn tránh: một là, phải tìm sức mạnh ở đâu để chiến thắng và hai là,chiến thắng ấy đem lại lợi ích cho những ai. Các nhà nước khác nhautrong lịch sử đã giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Song,đối với các cuộc chiến tranh tự vệ, cả chiến tranh giải phóng và chiếntranh bảo vệ, yếu tố NHÂN DÂN luôn chiếm vị trí ưu trội trong tínhtoán của các nhà chiến lược để có thể tạo lập nền tảng vững chắc choviệc tiến hành chiến tranh. Và, để làm được điều đó, trước hết phải xácđịnh và nêu bật được lợi ích của nhân dân trong cả quá trình chuẩn bịchiến tranh lẫn quá trình tiến hành chiến tranh và đặc biệt là sau khigiành được thắng lợi hoàn toàn.Xét đến cùng, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Cách nhìnnày không phải là sự suy diễn chủ quan, mà là một nguyên lý khoa họcđược đúc kết từ chính thực tiễn lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, từphương Đông đến phương Tây… Đặc biệt, trong lĩnh vực đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội, thì giaicấp và nhà nước nào thấu triệt vấn đề này sẽ tìm ra sức mạnh thực sự vàkhơi dậy được tất cả những nhân tố tiềm ẩn trong nhân dân để giànhthắng lợi. Đối với dân tộc Việt Nam ta, vấn đề này càng trở nên hiểnnhiên. Bởi lẽ, lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đi đôi với giữnước; việc cố kết dân tộc để tạo sức mạnh cộng đồng chống chọi với cảthiên tai và địch hoạ không những là nhu cầu cấp thiết, mà còn trở thànhmột giá trị truyền thống mang tính vĩnh hằng. Dưới một khía cạnh khác,lịch sử cũng chỉ có giá trị khi mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúngnhân dân. Các giai cấp, nhà nước, tập đoàn thống trị xã hội nào muốntạo sức mạnh từ nhân dân để thực hiện được lợi ích của mình thì ítnhiều, đều phải tính đến lợi ích của dân chúng; còn khi giữa các lợi íchấy có xung đột, nhất là khi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dânkhông được đáp ứng thì sớm hay muộn, “tầng lớp bên trên” sẽ bị lậtnhào. Đó cũng là tính quy luật của lịch sử. Với lĩnh vực đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội cũngvậy. Mặc dù chiến tranh không ai muốn có, nhưng một khi nó đã xảy rathì việc ứng xử với nó thế nào, giải quyết nó ra sao đều dựa trên căn cứlợi ích, trước hết là lợi ích của những giai cấp và nhà nước tiến hànhchiến tranh và xét đến cùng, là lợi ích chung của quốc gia dân tộc khitham gia cuộc chiến.Cách nhìn bao quát về những giá trị văn hoá - lịch sử của sự nghiệp bảovệ, giải phóng đất nước xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc ViệtNam phải dựa trên những căn cứ lý luận xác đáng ấy. Trong lịch sử cáccuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc ta, kẻ thù thường lànhững đội quân lành nghề, mạnh hơn hẳn chúng ta cả về tiềm lực quốcgia lẫn thực lực quân sự trực tiếp tham chiến. Bối cảnh ấy đòi hỏi cácnhà lãnh đạo kháng chiến chỉ có con đường duy nhất là tìm sức mạnhtrong nhân dân để xây dựng cả tiềm lực lẫn thực lực kháng chiến và điềunày có thể thực hiện bởi lợi ích của việc cố kết cộng đồng mang lại đãthể hiện đậm nét trong cả sự nghiệp dựng nước lẫn giữ nước. Hơn nữa, ýthức độc lập dân tộc đã thấm sâu vào mỗi người dân nước Việt, trởthành cốt cách văn hoá mang tính truyền thống, nên nhân dân ta khôngchỉ là người tạo hậu thuẫn cho lực lượng kháng chiến, mà còn trực tiếptham gia chiến đấu, làm cho lực lượng ta lúc đầu nhỏ yếu cuối cùngcũng lớn vượt lên và làm cho địch quân đông cũng hoá ra không mạnh.Thực tiễn lịch sử ấy, cái nét văn hoá quân sự truyền thống đặc sắc ấy đãtỏ rõ sức sống bền vững và phát triển mạnh mẽ qua hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi Ngô Quyềngiành được nền tự chủ cho đất nước. Với người dân nước Việt, lòng yêunước, tinh thần tự tôn dân tộc đã trở thành ý thức thường trực, khiến họsẵn sàng gác lại những lợi ích riêng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC_1 SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚCKhái quát và phân tích những đặc điểm chủ yếu của hai loại chiến tranh– “chiến tranh toàn dân” và “chiến tranh nhân dân” trong lịch sử dântộc Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận: Sự phát triển từ “chiến tranhtoàn dân” thành “chiến tranh nhân dân” không chỉ là một quá trình hếtsức sống động, một sự nhảy vọt về chất, mà hơn nữa, còn là sự pháttriển hợp quy luật cả về mục tiêu, phương thức, lực lượng tiến hànhchiến tranh lẫn ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó, cũng như về nghệthuật quân sự. Đây là một giá trị to lớn và chủ đạo trong toàn bộ hệ giátrị văn hoá quân sự Việt Nam, là bài học quý báu mà lịch sử dựng nướcđi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên, liên tục kếthừa và không ngừng phát triển.Trong tất cả các cuộc chiến tranh luôn xuất hiện hai vấn đề mà các bêntham chiến, dù với tính chất chính trị – xã hội như thế nào, cũng khôngthể lẩn tránh: một là, phải tìm sức mạnh ở đâu để chiến thắng và hai là,chiến thắng ấy đem lại lợi ích cho những ai. Các nhà nước khác nhautrong lịch sử đã giải quyết vấn đề này bằng nhiều cách khác nhau. Song,đối với các cuộc chiến tranh tự vệ, cả chiến tranh giải phóng và chiếntranh bảo vệ, yếu tố NHÂN DÂN luôn chiếm vị trí ưu trội trong tínhtoán của các nhà chiến lược để có thể tạo lập nền tảng vững chắc choviệc tiến hành chiến tranh. Và, để làm được điều đó, trước hết phải xácđịnh và nêu bật được lợi ích của nhân dân trong cả quá trình chuẩn bịchiến tranh lẫn quá trình tiến hành chiến tranh và đặc biệt là sau khigiành được thắng lợi hoàn toàn.Xét đến cùng, quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử. Cách nhìnnày không phải là sự suy diễn chủ quan, mà là một nguyên lý khoa họcđược đúc kết từ chính thực tiễn lịch sử nhân loại, từ cổ chí kim, từphương Đông đến phương Tây… Đặc biệt, trong lĩnh vực đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội, thì giaicấp và nhà nước nào thấu triệt vấn đề này sẽ tìm ra sức mạnh thực sự vàkhơi dậy được tất cả những nhân tố tiềm ẩn trong nhân dân để giànhthắng lợi. Đối với dân tộc Việt Nam ta, vấn đề này càng trở nên hiểnnhiên. Bởi lẽ, lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước luôn đi đôi với giữnước; việc cố kết dân tộc để tạo sức mạnh cộng đồng chống chọi với cảthiên tai và địch hoạ không những là nhu cầu cấp thiết, mà còn trở thànhmột giá trị truyền thống mang tính vĩnh hằng. Dưới một khía cạnh khác,lịch sử cũng chỉ có giá trị khi mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúngnhân dân. Các giai cấp, nhà nước, tập đoàn thống trị xã hội nào muốntạo sức mạnh từ nhân dân để thực hiện được lợi ích của mình thì ítnhiều, đều phải tính đến lợi ích của dân chúng; còn khi giữa các lợi íchấy có xung đột, nhất là khi lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dânkhông được đáp ứng thì sớm hay muộn, “tầng lớp bên trên” sẽ bị lậtnhào. Đó cũng là tính quy luật của lịch sử. Với lĩnh vực đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc, cách mạng xã hội, chiến tranh – quân đội cũngvậy. Mặc dù chiến tranh không ai muốn có, nhưng một khi nó đã xảy rathì việc ứng xử với nó thế nào, giải quyết nó ra sao đều dựa trên căn cứlợi ích, trước hết là lợi ích của những giai cấp và nhà nước tiến hànhchiến tranh và xét đến cùng, là lợi ích chung của quốc gia dân tộc khitham gia cuộc chiến.Cách nhìn bao quát về những giá trị văn hoá - lịch sử của sự nghiệp bảovệ, giải phóng đất nước xuyên suốt tiến trình lịch sử của dân tộc ViệtNam phải dựa trên những căn cứ lý luận xác đáng ấy. Trong lịch sử cáccuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước của dân tộc ta, kẻ thù thường lànhững đội quân lành nghề, mạnh hơn hẳn chúng ta cả về tiềm lực quốcgia lẫn thực lực quân sự trực tiếp tham chiến. Bối cảnh ấy đòi hỏi cácnhà lãnh đạo kháng chiến chỉ có con đường duy nhất là tìm sức mạnhtrong nhân dân để xây dựng cả tiềm lực lẫn thực lực kháng chiến và điềunày có thể thực hiện bởi lợi ích của việc cố kết cộng đồng mang lại đãthể hiện đậm nét trong cả sự nghiệp dựng nước lẫn giữ nước. Hơn nữa, ýthức độc lập dân tộc đã thấm sâu vào mỗi người dân nước Việt, trởthành cốt cách văn hoá mang tính truyền thống, nên nhân dân ta khôngchỉ là người tạo hậu thuẫn cho lực lượng kháng chiến, mà còn trực tiếptham gia chiến đấu, làm cho lực lượng ta lúc đầu nhỏ yếu cuối cùngcũng lớn vượt lên và làm cho địch quân đông cũng hoá ra không mạnh.Thực tiễn lịch sử ấy, cái nét văn hoá quân sự truyền thống đặc sắc ấy đãtỏ rõ sức sống bền vững và phát triển mạnh mẽ qua hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi Ngô Quyềngiành được nền tự chủ cho đất nước. Với người dân nước Việt, lòng yêunước, tinh thần tự tôn dân tộc đã trở thành ý thức thường trực, khiến họsẵn sàng gác lại những lợi ích riêng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam lịch sử thế giới tài liệu môn học lịch sử kiến thức tổng hợp lịch sử ôn thi lịch sửTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 87 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0 -
Chuyện nhỏ trong thế giới lớn: Phần 1
126 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 43 0 0