Danh mục

Sự phát triển lý luận của Đảng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.11 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự phát triển lý luận của Đảng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" trình bày sự phát triển lý luận trong quá trình nhận thức và hiện thực hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự phát triển lý luận của Đảng về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt NamKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Nguyễn Quốc Khánh Trường Chính trị Tây Ninh Tác giả liên hệ: Nguyễn Quốc Khánh, email: nguyenquockhanhsp@gmail.com Tóm tắt: Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, nhưng nếu biết cách làm và làm đúng quy luật, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thành công. Những thành tựu lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam qua 35 năm đổi mới đã chứng minh con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là tất yếu khách quan và hoàn toàn có khả năng thực hiện. Một trong những thành tựu quan trọng trong công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và sâu sắc hơn. Bài viết trình bày sự phát triển lý luận trong quá trình nhận thức và hiện thực hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam; quá độ; chủ nghĩa xã hội; tư bản chủ nghĩa; đổi mới.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đi lên chủnghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộngsản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011a, 24). Ngay từ khi ra đời và xuyên suốt đường lốicách mạng, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vàkhẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và Nhân dânViệt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu củacách mạng Việt Nam. Việt Nam lựa chọn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độtư bản chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, phải đi qua nhiềubước quá độ. Đối với những nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩaxã hội, V.I.Lênin chỉ rõ tất yếu phải “bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc” xuyên 263TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGqua chủ nghĩa tư bản nhà nước: “Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chíphải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước,tiến lên chủ nghĩa xã hội” (Lênin, 1976, 89). Vì thế, trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam phải luôn thường xuyên điều chỉnh cả về lýluận lẫn thực tiễn. Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991)và 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), lý luận về chủ nghĩaxã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng hoàn thiện và từngbước được hiện thực hóa. Nghiên cứu sự phát triển lý luận của Đảng Cộng sản ViệtNam về quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có ý nghĩa quantrọng đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.2. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNGCỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quan điểmnhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường phát triển của cách mạngViệt Nam. Lý luận về chủ nghĩa xã hội và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namngày càng được Đảng ta nhận thức rõ và sâu sắc hơn, góp phần vào sự nghiệp đổimới và phát triển đất nước. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ khó khăn,phức tạp giống như “cơn đau đẻ kéo dài”. Đối với những nước có điểm xuất phátthấp, không trải qua chủ nghĩa tư bản, thì sự khó khăn, phức tạp của thời kỳ quáđộ càng tăng lên gấp nhiều lần. Trong quá trình nhận thức và vận dụng lý luận củaĐảng Cộng sản Việt Nam về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các giai đoạn lịch sử cónhững lúc mắc phải sai lầm và chưa thành công là tất yếu, bởi vì đó là quá trìnhĐảng ta tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và phát triển tư duy lý luận. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ tổng kết thực tiễn và nghiêncứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắnhơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; từngbước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuốicùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh mộtchiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầuphát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: