Sự săn sóc cuối đời
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 95.06 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
"LHomme souffre et meurt tout seul." (Giáo sư Trần quang Đệ) Một đồng nghiệp hỏi "Làm sao điều trị ung thư phổi giai đọan cuối?". Câu hỏi biểu lộ sự băn khoăn lo lắng và tinh thần trách nhiệm đồng thời cũng cho thấy sự bế tắc. Khi nói đến y khoa người ta nghĩ đến chữa bệnh, nghĩa là làm cho khỏi bệnh. Tuy đã làm được những việc không ngờ, như ghép tạng phủ, làm tim nhân tạo, có thể nhân bản làm một người mới (?)… nhưng y khoa không bao giờ có thể chữa cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự săn sóc cuối đời Sự săn sóc cuối đời LHomme souffre et meurt tout seul. (Giáo sư Trần quang Đệ) Một đồng nghiệp hỏi Làm sao điều trị ung thư phổi giai đọan cuối?.Câu hỏi biểu lộ sự băn khoăn lo lắng và tinh thần trách nhiệm đồng thờicũng cho thấy sự bế tắc. Khi nói đến y khoa người ta nghĩ đến chữa bệnh, nghĩa là làm chokhỏi bệnh. Tuy đã làm được những việc không ngờ, như ghép tạng phủ, làmtim nhân tạo, có thể nhân bản làm một người mới (?)… nhưng y khoa khôngbao giờ có thể chữa cho con người khỏi chết. Chết là một điều đáng sợ, là một sự bí mật, là một sự mất mát tuyệtđối với người thân, tuy nhiên bệnh nhân và thầy thuốc, tất cả chúng ta đềuphải trải qua. Khác với cái chết dễ dàng và không đau đớn như chết kiểuHollywood, hoăc chết đứng như Từ Hải, chết là một tiến trình xảy ra từtừ, kèm theo đau về thể xác và khổ về tinh thần. Tôi nhớ những kỷ niệm khi làm nội trú tại khu ung thư bệnh việnBình dân Sài gòn đầu năm 1961. Bệnh nhân là một ít trong số nhiều người bịung thư từ những miền xa xôi về được thành phố, tìm hy vọng ở khoa học. Tôi nhớ những bà lớn tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn III hoặc IV,chảy máu dầm dề, ung thư có mùi hôi như mùi chuột chết, những ông bị ungthư hàm mặt, phải mở khí quản, không nói được và sợ hãi, buổi sáng phải tựđem cái lòng của ống nội khí quản ra rửa ở vòi nước trước trại bệnh trongkhi y tá ngồi ở trong nhà la mắng. Trại bệnh ung thư giống như một cái TiềnĐịa ngục! Để bù đắp cho sự thiếu sót của y khoa chữa bệnh, đã nảy ra quan niệmvề y khoa tạm trị (palliative medicine) nhằm giảm bớt sự khó chịu do bệnhtật và quan niệm về nhà săn sóc đặc biệt (hospice) để giúp những ngườikhông còn chữa được do ung thư hay không ung thư và thân nhân bớt đaukhổ, trải qua những ngày cuối cùng một cách dễ dàng hơn. Đặc tính của sự săn sóc là khung cảnh gia đình ở một cơ sở hay tạinhà riêng. Nhóm săn sóc đặc biệt gồm điều dưỡng và nhân viên thuộc nhiềungành chuyên môn như vật lý trị liệu, tâm lý học, công tác xã hội (socialworkers), công tác tinh thần và tôn giáo, và người tình nguyện có huấn luyệnlàm việc với sự phối hợp của một điều dưỡng phụ trách, điều dưỡng phụtrách tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên về săn sóc đặc biệt. Nhóm săn sócđặc biệt cung cấp những phương tiện tại nhà như giường bệnh viện, bìnhdưỡng khí, dụng cụ hút đàm nhớt, giúp và hướng dẫn xoay trở, xoa bóp, vậtlý trị liệu để giảm đau và chống co rút, giúp dùng thuốc chống đau, giúp tìmcách giải quyết các khó khăn về tài chính…an ủi hỗ trợ tinh thần bệnh nhânvà thân nhân, ứng trực 24 giờ/ngày 7 ngày/tuần. Cùng với sự phát triển kinh tế, nền y tế Việt nam cũng phải đáp ứngvới những nhu cầu do sự thay đổi của xã hội đem lại. Phải sử dụng cácphương tiện và cơ sở y tế sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Phải nâ ngcao trình độ nghiệp vụ, chú trọng không những về chuyên môn kỹ thuật màcòn cả về đạo đức văn hóa để hành nghề một cách lương thiện và đối xử hợptình người. Cần nhận thức đúng giá trị của ngành điều dưỡng: tôn trọng, đãingộ xứng đáng để họ hoàn thành nhiệm vụ, giúp họ thăng tiến về chuyênmôn ở trong ngành và có thể học thêm nếu muốn để đạt trình độ cử nhân,tiến sĩ điều dưỡng chứ không phải để thành bác sĩ biết ra y lệnh nhưngkhông có người thi hành y lệnh tốt. Y khoa là khoa học có tính chất nhân bản, bao gồm từ áp dụng kỹthuật cao đến săn sóc các nhu cầu thông thường của đời sống hàng ngày. Với sự phát triển của kinh tế thị trường và công bằng xã hội, conngười thực sự làm chủ, được phục vụ, sống lâu hơn, và khi chết, mong đượcchết đỡ đau khổ, trong sự tôn trọng nhân phẩm và được an tâm vì mỗi người,bệnh nhân, thầy thuốc và gia đình đã làm hết những gì hợp lý có thể làmđược. Bác sĩ Nguyễn Văn Đích ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự săn sóc cuối đời Sự săn sóc cuối đời LHomme souffre et meurt tout seul. (Giáo sư Trần quang Đệ) Một đồng nghiệp hỏi Làm sao điều trị ung thư phổi giai đọan cuối?.Câu hỏi biểu lộ sự băn khoăn lo lắng và tinh thần trách nhiệm đồng thờicũng cho thấy sự bế tắc. Khi nói đến y khoa người ta nghĩ đến chữa bệnh, nghĩa là làm chokhỏi bệnh. Tuy đã làm được những việc không ngờ, như ghép tạng phủ, làmtim nhân tạo, có thể nhân bản làm một người mới (?)… nhưng y khoa khôngbao giờ có thể chữa cho con người khỏi chết. Chết là một điều đáng sợ, là một sự bí mật, là một sự mất mát tuyệtđối với người thân, tuy nhiên bệnh nhân và thầy thuốc, tất cả chúng ta đềuphải trải qua. Khác với cái chết dễ dàng và không đau đớn như chết kiểuHollywood, hoăc chết đứng như Từ Hải, chết là một tiến trình xảy ra từtừ, kèm theo đau về thể xác và khổ về tinh thần. Tôi nhớ những kỷ niệm khi làm nội trú tại khu ung thư bệnh việnBình dân Sài gòn đầu năm 1961. Bệnh nhân là một ít trong số nhiều người bịung thư từ những miền xa xôi về được thành phố, tìm hy vọng ở khoa học. Tôi nhớ những bà lớn tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn III hoặc IV,chảy máu dầm dề, ung thư có mùi hôi như mùi chuột chết, những ông bị ungthư hàm mặt, phải mở khí quản, không nói được và sợ hãi, buổi sáng phải tựđem cái lòng của ống nội khí quản ra rửa ở vòi nước trước trại bệnh trongkhi y tá ngồi ở trong nhà la mắng. Trại bệnh ung thư giống như một cái TiềnĐịa ngục! Để bù đắp cho sự thiếu sót của y khoa chữa bệnh, đã nảy ra quan niệmvề y khoa tạm trị (palliative medicine) nhằm giảm bớt sự khó chịu do bệnhtật và quan niệm về nhà săn sóc đặc biệt (hospice) để giúp những ngườikhông còn chữa được do ung thư hay không ung thư và thân nhân bớt đaukhổ, trải qua những ngày cuối cùng một cách dễ dàng hơn. Đặc tính của sự săn sóc là khung cảnh gia đình ở một cơ sở hay tạinhà riêng. Nhóm săn sóc đặc biệt gồm điều dưỡng và nhân viên thuộc nhiềungành chuyên môn như vật lý trị liệu, tâm lý học, công tác xã hội (socialworkers), công tác tinh thần và tôn giáo, và người tình nguyện có huấn luyệnlàm việc với sự phối hợp của một điều dưỡng phụ trách, điều dưỡng phụtrách tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên về săn sóc đặc biệt. Nhóm săn sócđặc biệt cung cấp những phương tiện tại nhà như giường bệnh viện, bìnhdưỡng khí, dụng cụ hút đàm nhớt, giúp và hướng dẫn xoay trở, xoa bóp, vậtlý trị liệu để giảm đau và chống co rút, giúp dùng thuốc chống đau, giúp tìmcách giải quyết các khó khăn về tài chính…an ủi hỗ trợ tinh thần bệnh nhânvà thân nhân, ứng trực 24 giờ/ngày 7 ngày/tuần. Cùng với sự phát triển kinh tế, nền y tế Việt nam cũng phải đáp ứngvới những nhu cầu do sự thay đổi của xã hội đem lại. Phải sử dụng cácphương tiện và cơ sở y tế sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Phải nâ ngcao trình độ nghiệp vụ, chú trọng không những về chuyên môn kỹ thuật màcòn cả về đạo đức văn hóa để hành nghề một cách lương thiện và đối xử hợptình người. Cần nhận thức đúng giá trị của ngành điều dưỡng: tôn trọng, đãingộ xứng đáng để họ hoàn thành nhiệm vụ, giúp họ thăng tiến về chuyênmôn ở trong ngành và có thể học thêm nếu muốn để đạt trình độ cử nhân,tiến sĩ điều dưỡng chứ không phải để thành bác sĩ biết ra y lệnh nhưngkhông có người thi hành y lệnh tốt. Y khoa là khoa học có tính chất nhân bản, bao gồm từ áp dụng kỹthuật cao đến săn sóc các nhu cầu thông thường của đời sống hàng ngày. Với sự phát triển của kinh tế thị trường và công bằng xã hội, conngười thực sự làm chủ, được phục vụ, sống lâu hơn, và khi chết, mong đượcchết đỡ đau khổ, trong sự tôn trọng nhân phẩm và được an tâm vì mỗi người,bệnh nhân, thầy thuốc và gia đình đã làm hết những gì hợp lý có thể làmđược. Bác sĩ Nguyễn Văn Đích ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học tài liệu y khoa tài liệu cho sinh viên y khoa kiến thức y học bệnh thường gặp dinh dưỡng y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 174 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 75 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
2 trang 56 0 0
-
4 trang 49 0 0
-
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 48 0 0