Sự tác động của lí thuyết văn học phương tây đến diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam sau 1986
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 79.40 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có thể nói, diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam sau 1986 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống lí luận phê bình văn học nước ngoài (chủ yếu là phương Tây) lúc này đã được công khai giới thiệu, hội nhập trên lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tác động của lí thuyết văn học phương tây đến diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam sau 1986 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 79-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LÍ THUYẾT VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐẾN DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 Trần Thị Ngọc Anh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt. Có thể nói, diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam sau 1986 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống lí luận phê bình văn học nước ngoài (chủ yếu là phương Tây) lúc này đã được công khai giới thiệu, hội nhập trên lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung. Đây là sức mạnh ngoại sinh vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển đổi diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Diễn ngôn lí luận phê bình văn học đã thay đổi lớn về cả nội hàm và ngoại diên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lí luận phê bình văn học nói riêng và sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Diễn ngôn mới qua sự ảnh hưởng của lí thuyết văn học phương Tây đã khẳng định được sự chủ động, năng động trong tư duy tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết của lí luận phê bình văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Từ khóa: Diễn ngôn, lí luận phê bình văn học Việt Nam, Diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại, lí thuyết văn học phương Tây. 1. Mở đầu Diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam sau 1986 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống lí luận phê bình văn học nước ngoài (chủ yếu là phương Tây) lúc này đã được công khai giới thiệu, đề nghị được học tập để tiến hành hoạt động giao lưu, hội nhập trên lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung. Đây là sức mạnh ngoại sinh vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển đổi diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, giới học thuật của ta được tiếp xúc khá toàn diện và đầy đặn các lí thuyết văn học phương Tây và phương Đông (Trung Quốc) ở cả góc độ bản dịch và nguyên tác. Sự tiếp xúc này đã làm thay đổi đáng kể nếu không muốn nói là lớn lao đến diện mạo diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tất nhiên, quá trình tiếp nhận những lí thuyết văn học nước ngoài không phải bao giờ cũng bằng phẳng. Trên thực tế sự du nhập này đã trải qua một Ngày nhận bài 11/12/2013. Ngày nhận đăng 2/05/2014. Liên lạc Trần Thị Ngọc Anh, e-mail: ngocanhdoremon@yahoo.com 79 Trần Thị Ngọc Anh quá trình chuyển đổi tư duy tiếp nhận khá cam go, thậm chí nhiều lúc ở tình trạng bài xích, phủ định sạch trơn những lí thuyết được du nhập ấy. Nhưng kết quả cuối cùng, trên một tinh thần hội nhập, tiếp thu những tinh hoa và phù hợp với thực tiễn văn học nước nhà, chúng ta đã tìm được tiếng nói chung đồng thời bước đầu cũng khẳng định được bản lĩnh riêng trong quá trình tiếp thu và ứng dụng những thành tựu văn học ngoài quốc gia. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những tiền đề cơ bản Những năm đầu sau đổi mới khoảng (1986 - 1991) (tất nhiên cũng đã có manh nha từ đầu 1980), cùng trong học tập tinh thần Nga Xô, thì bên cạnh nỗ lực tiếp thu lí thuyết của tác giả kinh điển như: M.Kharapchenco, Markov, G. Pospelov. . . ta cũng đã bắt đầu tìm tới lí thuyết thuộc dòng phi chính thống của Nga là M. Bakhtin, IU. Lotman. . . Hơn nữa, quốc gia xã hội chủ nghĩa láng giềng là Trung Quốc cũng đã tiến hành đổi mới, chỉ ra những sai lầm và hạn chế trong diễn ngôn văn học cũ. Điều này đã làm gia tăng niềm tin trong giới nghiên cứu của ta khi đang “chập chững” trong tư duy đổi mới. Nó cũng chứng tỏ đổi mới không chỉ là khẩu hiệu mà chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà văn, nhà nghiên cứu chân chính. Yếu tố trên, là một “cú hích” mạnh để văn học của ta mở cửa đón nhận những lí thuyết văn học nước ngoài mà chủ yếu là những lí thuyết văn học phương Tây hiện đại, hậu hiện đại. Mong muốn được hiểu và học tập tinh thần mới của phương Tây để phát triển văn học nước nhà. Vì vậy, năm 1996 (10 năm sau đổi mới), khi Internet đã tạo điều kiện mạnh mẽ và rộng lớn chưa từng có để các độc giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam giao lưu, hội nhập cùng thế giới. Tại các trang mạng người ta chỉ cần search (tra) một từ, một cụm từ cần thiết là có thể tìm ra được rất nhiều tài liệu có liên quan và cũng rất đáng tin cậy. Các trang cá nhân của những chuyên gia đầu ngành và của các cây bút phê bình trẻ đã góp công lớn trong việc dịch thuật, giới thiệu phân tích các lí thuyết văn học mới của thế giới. Điều này đã rút ngắn rất nhiều hành trình lĩnh hội tri thức và hội nhập vào văn hóa khoa học của nhân loại cả về chất lượng và số lượng. Trong thập kỉ 90 – thập kỉ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự tác động của lí thuyết văn học phương tây đến diễn ngôn lý luận, phê bình văn học Việt Nam sau 1986 JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 79-86 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn SỰ TÁC ĐỘNG CỦA LÍ THUYẾT VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY ĐẾN DIỄN NGÔN LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 Trần Thị Ngọc Anh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt. Có thể nói, diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam sau 1986 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống lí luận phê bình văn học nước ngoài (chủ yếu là phương Tây) lúc này đã được công khai giới thiệu, hội nhập trên lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung. Đây là sức mạnh ngoại sinh vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển đổi diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Diễn ngôn lí luận phê bình văn học đã thay đổi lớn về cả nội hàm và ngoại diên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lí luận phê bình văn học nói riêng và sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Diễn ngôn mới qua sự ảnh hưởng của lí thuyết văn học phương Tây đã khẳng định được sự chủ động, năng động trong tư duy tiếp nhận và ứng dụng lí thuyết của lí luận phê bình văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Từ khóa: Diễn ngôn, lí luận phê bình văn học Việt Nam, Diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại, lí thuyết văn học phương Tây. 1. Mở đầu Diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam sau 1986 bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ thống lí luận phê bình văn học nước ngoài (chủ yếu là phương Tây) lúc này đã được công khai giới thiệu, đề nghị được học tập để tiến hành hoạt động giao lưu, hội nhập trên lĩnh vực văn học nghệ thuật nói riêng và lĩnh vực văn hóa nói chung. Đây là sức mạnh ngoại sinh vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sự chuyển đổi diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới. Chỉ trong một thời gian ngắn, giới học thuật của ta được tiếp xúc khá toàn diện và đầy đặn các lí thuyết văn học phương Tây và phương Đông (Trung Quốc) ở cả góc độ bản dịch và nguyên tác. Sự tiếp xúc này đã làm thay đổi đáng kể nếu không muốn nói là lớn lao đến diện mạo diễn ngôn lí luận phê bình văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tất nhiên, quá trình tiếp nhận những lí thuyết văn học nước ngoài không phải bao giờ cũng bằng phẳng. Trên thực tế sự du nhập này đã trải qua một Ngày nhận bài 11/12/2013. Ngày nhận đăng 2/05/2014. Liên lạc Trần Thị Ngọc Anh, e-mail: ngocanhdoremon@yahoo.com 79 Trần Thị Ngọc Anh quá trình chuyển đổi tư duy tiếp nhận khá cam go, thậm chí nhiều lúc ở tình trạng bài xích, phủ định sạch trơn những lí thuyết được du nhập ấy. Nhưng kết quả cuối cùng, trên một tinh thần hội nhập, tiếp thu những tinh hoa và phù hợp với thực tiễn văn học nước nhà, chúng ta đã tìm được tiếng nói chung đồng thời bước đầu cũng khẳng định được bản lĩnh riêng trong quá trình tiếp thu và ứng dụng những thành tựu văn học ngoài quốc gia. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những tiền đề cơ bản Những năm đầu sau đổi mới khoảng (1986 - 1991) (tất nhiên cũng đã có manh nha từ đầu 1980), cùng trong học tập tinh thần Nga Xô, thì bên cạnh nỗ lực tiếp thu lí thuyết của tác giả kinh điển như: M.Kharapchenco, Markov, G. Pospelov. . . ta cũng đã bắt đầu tìm tới lí thuyết thuộc dòng phi chính thống của Nga là M. Bakhtin, IU. Lotman. . . Hơn nữa, quốc gia xã hội chủ nghĩa láng giềng là Trung Quốc cũng đã tiến hành đổi mới, chỉ ra những sai lầm và hạn chế trong diễn ngôn văn học cũ. Điều này đã làm gia tăng niềm tin trong giới nghiên cứu của ta khi đang “chập chững” trong tư duy đổi mới. Nó cũng chứng tỏ đổi mới không chỉ là khẩu hiệu mà chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà văn, nhà nghiên cứu chân chính. Yếu tố trên, là một “cú hích” mạnh để văn học của ta mở cửa đón nhận những lí thuyết văn học nước ngoài mà chủ yếu là những lí thuyết văn học phương Tây hiện đại, hậu hiện đại. Mong muốn được hiểu và học tập tinh thần mới của phương Tây để phát triển văn học nước nhà. Vì vậy, năm 1996 (10 năm sau đổi mới), khi Internet đã tạo điều kiện mạnh mẽ và rộng lớn chưa từng có để các độc giả, các nhà nghiên cứu Việt Nam giao lưu, hội nhập cùng thế giới. Tại các trang mạng người ta chỉ cần search (tra) một từ, một cụm từ cần thiết là có thể tìm ra được rất nhiều tài liệu có liên quan và cũng rất đáng tin cậy. Các trang cá nhân của những chuyên gia đầu ngành và của các cây bút phê bình trẻ đã góp công lớn trong việc dịch thuật, giới thiệu phân tích các lí thuyết văn học mới của thế giới. Điều này đã rút ngắn rất nhiều hành trình lĩnh hội tri thức và hội nhập vào văn hóa khoa học của nhân loại cả về chất lượng và số lượng. Trong thập kỉ 90 – thập kỉ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Diễn ngôn Lí luận phê bình văn học Việt Nam Diễn ngôn lí luận phê bình văn học Văn học Việt Nam hiện đại Lí thuyết văn học phương TâyTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 377 12 0 -
6 trang 302 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 216 0 0
-
8 trang 213 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 212 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0